Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những cây phong thủy trong nhà bếp nên trồng

(VTC News) -

Cây phong thủy đặt trong nhà bếp là thứ không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà, tuy nhiên, cây trồng trong bếp là loại thích hợp với không gian có khói, nhiệt độ…

Nhu cầu trồng cây xanh để tạo không gian xanh mát đang được ưa chuộng, trang trí cây phong thủy trong nhà bếp cũng trở thành xu hướng của các gia đình hiện nay. Trang trí nhà bếp bằng cây phong thủy không chỉ mang lại không gian tươi sáng, tràn ngập sức sống mà nó còn giúp mang đến tài lộc cho gia chủ và hút đi những mùi độc hại thoát ra từ trong quá trình nấu nướng. 

Cây phong thủy đặt trong nhà bếp.

Một số cách chọn cây mang ý nghĩa phong thủy cho căn bếp nhà bạn.

Cây húng quế

Trồng chậu húng quế làm cây cảnh trang trí trong phòng bếp ngoài tác dụng làm gia vị nó còn giúp hút sạch mùi thoát ra trong quá trình nấu nướng, trả lại cho căn bếp của bạn không gian thơm tho, mát mẻ.

Húng quế là cây gia vị có mùi thơm rất đặt trưng, cũng là cây phong thủy đặt trong nhà bếp được nhiều người ưa chuộng.

Cây tía tô 

Đây là cây gia vị tốt cho sức khỏe và cũng trở thành cây cảnh trang trí trong nhà bếp được nhiều gia đình ưa chuộng. Với mùi thơm dễ chịu, tía tô mang đến cho chúng ta bầu không khí trong lành, giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, tốt cho những ai bị các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, nó có tác dụng hấp thu mạnh mẽ chất độc công nghiệp và khí có chưa kim loại nặng.

Cây hương thảo

Hương thảo là loại cây xuất xứ từ châu âu và rất được lòng các chị em khi lựa chọn cây trồng trong nhà bếp. Hương thảo có mùi thơm dịu thoang thoảng, giúp điều hòa không khí, xua đi côn trùng gây hại như muỗi, ruồi, kiến, gián làm cho không gian nhà bếp sạch sẽ hơn. Ngoài ra, hương thảo con giúp thư giãn, thả lỏng tinh thần, tốt cho bà mẹ sau sinh.

Cây hương thảo có thể vừa được sử dụng để chế biến món ăn, vừa là một loại thảo dược.

Hành tây

Xu hướng biến những củ hành tây thành những chậu cây trang trí nhà bếp đáng yêu đang nở rộ trong những năm gần đây. Hành tây mang nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Khi có chậu hành tây làm cảnh trong bếp bạn sẽ thấy không gian nhà bếp thật dễ chịu, thoáng mát và trong lành.

Cây lan ý

Lan ý là loại cây được ưa chuộng trồng làm cảnh ở bất kỳ không gian nào, khi sử dụng cây lan ý làm cây cảnh trang trí trong nhà bếp vừa tạo được vẻ đẹp cho căn bếp lại giúp khử sạch những khí độc hữu cơ bay hơi gây hại đến sức khỏe con người như formaldehyde, benzene và trichloroethylene.  

Cây lưỡi hổ

Đây là một trong những cây cảnh trang trí trong nhà bếp hợp với người mệnh Thổ. Lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả, đặc biệt nó hấp thu rất nhanh khí formaldehyde- cực độc với phổi của con người mang lại không gian nhà bếp trong lành.

Cây nha đam

Nha đam cũng nằm trong số những cây cảnh được chọn trang trí cho căn bếp mỗi gia đình. Ngoài khả năng chữa lành vết thương mà đặc biệt là vết bỏng thì nha đam còn là cây có khả năng làm sạch không gian nhà bếp nhanh và hiệu quả. Nó giúp hấp thu những loại khí hữu cơ gây hại đến hệ hô hấp của con người. 

 Cây nha đam là cây phong thủy rất thích hợp đặt trong nhà bếp.

Cây dương xỉ

Nhiều người nghĩ cây dương xỉ là loại cây dại và nó "vô ích" nhưng thực tế, trang trí cây cảnh trong nhà bếp bằng một chậu dương xỉ nhỏ xinh là một ý tưởng tuyệt vời cho chị em chưa biết cây gì trồng trong bếp đẹp mắt.

Nguyên tắc trồng cây cảnh trong bếp

- Chọn cây cảnh theo màu sắc phong thủy

Màu cây cảnh trồng trong bếp cũng mang yếu tố phong thủy. Màu sắc cây cảnh cũng nên hợp với màu nền phòng bếp giúp không gian hài hòa.

- Những cây tuyệt đối không nên trồng trong phòng bếp

Một số loại cây cảnh có thể lọc không khí khá tốt, vừa đẹp, đồng thời lại mang ý nghĩa phong thủy tích cực. Tuy nhiên, thân, hoa, lá hoặc nhựa cây có chứa chất độc, không thể trồng tại căn bếp được. Chúng thuộc dòng môn trường sinh (như vạn niên thanh), lan quân tử, đỗ quyên, trúc đào, xương rồng bát tiên, hồng môn,... Đồng thời, những cây dễ rụng lá, hoa như trúc nhật, mai vạn phúc… hoặc cây có gai nhọn như xương rồng cũng không nên trồng ở nơi có không gian hạn chế như phòng bếp.

Nhật Thùy (Tổng hợp)

Tin mới