Măng là thực phẩm quen thuộc và được chế biến thành rất nhiều món đa dạng như: bún măng gà, gà kho măng, canh măng mọc... Nhưng theo các chuyên gia y tế, rất nhiều người gặp vấn đề khi ăn măng như ngộ độc măng, tắc ruột... do chế biến và ăn măng sai cách.
Nhiều người gặp vấn đề khi ăn măng.
Những người không nên ăn măng
Bà bầu
Măng chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sản sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân huỷ dưới tác động của men tiêu hoá, chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (tức là cơ thể không chịu nổi chất độc).
Đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Người có bệnh đường tiêu hóa
Theo các bác sĩ, người có bệnh đường tiêu hóa ăn măng sẽ gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản cũng không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Người bị bệnh thận
Trong măng tây và măng tre, hàm lượng canxi rất dồi dào nên những người bị thận mãn tính hoặc suy thận khi ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể.
Những người bị gút
Trong măng tre, măng trúc, măng tây và những thực phẩm tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp các acid uric trong cơ thể, khiến cho tình hình bệnh gút sẽ trở nên tệ hơn rất nhiều, có thể chân, tay, các khớp sẽ bị sưng tấy lên".
Người bị bệnh thận, bệnh gút và đau dạ dày… không nên ăn măng
Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.
Người dùng aspirin
Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Điều cần chú ý khi chế biến
Nếu bạn là tín đồ của món măng mà không thuộc những nhóm người trên thì có thể thoải mái ăn măng tuy nhiên cần lưu ý chế biến đúng cách để loại bỏ độc tố trong măng.
Hiện trên thị trường, măng khô có thể bị tẩm các hóa chất chống nấm mốc như lưu huỳnh. Sản phẩm chứa chất này có thể khiến người dùng bị ngộ độc, dẫn đến các triệu chứng như say, nôn, ói.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là ngâm măng vài ngày và luộc kỹ, sau đó ninh 2-3 giờ để lưu huỳnh bay hơi. Đặc biệt, canh măng không nên để qua đêm vì có thể gây ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi sinh vật, tuyệt đối không được ăn mang sống.