Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nguy cơ mua phải thịt heo bẩn, người tiêu dùng cần làm gì?

(VTC News) -

Thịt heo dịch bệnh, heo chết, heo không qua kiểm dịch, được phát hiện liên tiếp trong thời gian qua khiến người dân vô cùng lo sợ về vấn đề an toàn thực phẩm.

Nguy cơ mua phải thịt heo bẩn mỗi ngày

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thịt heo bẩn được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau. Từ quá trình chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không được xử lý, vệ sinh đúng quy trình an toàn sinh học; sử dụng kháng sinh, chất cấm hoặc vượt quá liều lượng cho phép cho đến quá trình giết mổ, vận chuyển không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người tiêu dùng đối mặt nguy cơ mua phải thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc (Ảnh: Người lao động).

Theo thống kê không chính thức, 70% lượng thịt lợn bán trên thị trường Hà Nội được giết mổ tại các lò thủ công không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều lò mổ tiến hành giết mổ ngay trên sàn xi măng loang lổ. Những con heo sau khi bị chọc tiết nằm lăn lóc giữa sàn nhà lẹp nhẹp nước. Sau khi được giết mổ, lấy đi nội tạng, phần thịt được xịt rửa qua loa bằng nước rồi bỏ lên xe máy, xe ba-gác chở đến các nơi tiêu thụ…

Trong khi đó, những tháng đầu năm 2022, thông tin về hai điểm giết mổ gia súc lớn tại TP.HCM đã xảy ra tình trạng tuồn heo bẩn ra ngoài tiêu thụ thay vì đem tiêu hủy theo quy định đã khiến người tiêu dùng hoang mang hơn bao giờ hết.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên cả nước đã xảy ra 753 ổ dịch tả lợn châu Phi, với khoảng 47 tỉnh, thành phố có lợn mắc bệnh. Tổng số lợn chết và tiêu hủy lên tới 36.516 con.

Nỗi lo cho sức khỏe khi ăn phải thịt heo “bẩn”

Theo các chuyên gia y tế, khi heo mắc bệnh, các vi trùng nguy hiểm như liên cầu lợn phát triển mạnh, có nhiều độc tố và nguy cơ lây lan rất cao. Khi người tiếp xúc hoặc ăn phải heo bệnh, bị lây nhiễm sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng huyết… ảnh hưởng đến gan, thận và đáng sợ nhất là nguy cơ về giống nòi. Nếu mua phải thịt heo kém chất lượng, dù có nấu chín thì mối nguy hại với sức khỏe con người vẫn không giảm.

Theo ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng, chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition chia sẻ: “Nếu con người sử dụng thịt heo bẩn sẽ có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, vi-rút. Một số trường hợp có nguy cơ dẫn đến tử vong”.

Thịt heo để ở nhiệt độ thường sau 4-6 tiếng vi sinh vật có hại sẽ phát triển trên miếng thịt, giảm độ an toàn và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết, để nhận biết thịt lợn có thật sự sạch hay không thì phải xem xét từ chuỗi cung ứng thịt. "Nếu chuỗi cung ứng được tổ chức chặt chẽ tất cả các khâu thì sẽ có thịt lợn sạch, còn nếu chuỗi cung ứng tạp nham, ví dụ lấy thịt lợn từ con lợn sắp chết, sau đó bán... thì không phân biệt được", ông nói.

"Vì vậy, khi nhìn thịt lợn tại các quầy hàng, người mua chỉ có thể nhận định nó có tươi hay không, còn bản chất sạch hay không rất khó để biết".

Chọn thịt heo sạch, an toàn thế nào?

Thịt lợn sạch phải đảm bảo 3 tiêu chuẩn về mặt lý học, hóa học, sinh học. Về mặt lý học, trong thịt không được có lẫn những vật nào ngoài thành phần của thịt, ví dụ như có thể là mẩu kim gãy còn giắt vào trong thịt do con vật bị tiêm chích khi còn sống. Về mặt hóa học, thịt không được có các chất tồn dư của thuốc, hoặc những hóa chất mà con vật ăn vào. Về mặt sinh học, thịt sạch không có ký sinh trùng và vi trùng.

Vậy để đảm bảo được cả ba tiêu chuẩn trên cho thịt heo sạch, người tiêu dùng cần quan tâm từ con giống, chuồng nuôi đến cửa hàng bày bán.

Giống heo và thức ăn: đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sạch và an toàn. Nghiêm cấm sử dụng các thuốc kháng sinh, hoá chất có trong danh sách cấm.

Quá trình giết mổ: được cơ quan thú y kiểm tra và kiểm soát để loại trừ ngay những quầy thịt heo mang mầm bệnh, và kiểm tra vệ sinh để loại trừ mầm bệnh có trên sàn mổ.

Quá trình vận chuyển và bày bán: được kiểm tra an toàn về vệ sinh bởi các cơ quan chức năng vì trong vận chuyển cũng có thể xảy ra nguy cơ lây nhiễm nguồn vi khuẩn từ sàn xe hay sạp bày bán; trong quá trình bày bán một số nhà cung cấp vì lợi nhuận nhỏ trước mắt có thể đã sử dụng những hoá chất bảo quản để cho thịt bắt mắt, đánh lừa người tiêu dùng. Các loại hoá chất phổ biến mà nhà cung cấp hay sử dụng là: Hàn the (borax), ure….

Như vậy, để đảm bảo mua được thịt heo sạch, ngoài những quy định văn bản pháp luật được áp dụng thì người tiêu dùng cũng nên hiểu rõ các khâu sản xuất, chế biến bằng cách hỏi người bán. Nếu chúng ta muốn có nguồn thịt heo sạch, an toàn để ăn hằng ngày thì hãy là một người tiêu dùng thông thái.

Siba Food và BaF Meat shop – địa chỉ mua thịt heo sạch, an toàn, tin cậy

Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Siba Food cam kết chỉ bán thịt heo sạch trong ngày.

Siba Food là thệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, chuyên cung cấp các sản vật nông sản sạch, an toàn, rõ ràng về nguồn gốc. Với phương châm “Ăn sạch, sống khỏe", Siba Food cam kết cung cấp những sản phẩm Tươi ngon – An toàn – Tiện ích.

Đặc biệt, Siba Food là chuỗi cửa hàng thực phẩm duy nhất phân phối thịt heo sạch BaF Meat. Bên cạnh đó, thịt heo BaF đã bắt đầu được phân phối trên sàn thương mại điện tử Sen Đỏ bắt đầu thừ tháng 6/2022.

Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, thịt heo BaF áp dụng hệ thống kiểm soát 3 tuyến kiểm dịch theo hướng dẫn của bộ NN-PTNT và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế. Thịt heo BaF trải qua từng khâu chế biến, “làm lạnh chill” và bảo quản khắt khe theo đúng tiêu chuẩn thịt mát quốc gia TCVN 12429-1:2018. Sau khi chế biến, từng khay thịt được kiểm tra bằng máy dò kim loại để đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi đưa đến cửa hàng.

Bảo Anh

Tin mới