Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Người mắc bệnh nào không được uống nước mía?

Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích, nhưng người mắc bệnh nào không được uống nước mía?

Vào mùa hè, nước mía là thức uống giải khát rất phổ biến. Tuy nhiên vẫn có những người được khuyến cáo không nên sử dụng loại nước này. Vậy, người mắc bệnh nào không được uống nước mía?

Tác dụng của nước mía

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá... vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí. Trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như dùng nước mía pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa.

Khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng. Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... người bệnh nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm.

Tuy mía tốt cho sức khỏe nhưng có một số người được khuyến cáo là không nên sử dụng nước mía.

Người mắc bệnh nào không được uống nước mía?

Người mắc bệnh nào không được uống nước mía?

Người đang uống thuốc

Chất policosanol trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Nguyên nhân, các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Người hay đầy bụng, đường ruột yếu

Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.

Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, người có tiền sử “bụng dạ yếu” thì tốt nhất không nên uống hoặc nếu uống thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tránh dùng quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Người béo phì

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh “phản tác dụng”.

Phụ nữ mang thai

Nước mía tác dụng làm giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Người bị tiểu đường

Trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Tin mới