Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹo đối phó với đồng nghiệp thích thao túng tâm lý

Bạn cần nhận ra các dấu hiệu bị đồng nghiệp thao túng tâm lý và có cách đối phó để tránh rơi vào tình trạng sợ hãi, nghi ngờ bản thân, giảm chất lượng công việc.

Môi trường công sở đầy cạnh tranh là nơi bạn có thể bị thao túng tâm lý và rơi vào trạng thái sợ hãi, nghi ngờ bản thân.

Dấu hiệu bạn thao túng tâm lý ở công sở

Những dấu hiệu dưới đây có thể cho biết bạn đang bị thao túng tâm lý tại nơi làm việc:

- Bị chê trách một cách vô căn cứ: Sự tấn công kiểu này khiến bạn trở nên dễ bị tổn thương và người thao túng sẽ tạo được chênh lệch trong quyền lực. Từ đó, họ dễ dàng lợi dụng bạn cho những mục đích riêng của mình.

- Thường xuyên bị "nói xấu sau lưng": Người thao túng luôn tìm mọi lý do để nói xấu hoặc sỉ nhục bạn trước mặt những đồng nghiệp khác.

(Ảnh minh họa)

- Bị công khai bình luận tiêu cực: Đối tượng thao túng công khai bình luận tiêu cực về chất lượng công việc hoặc thổi phồng thái độ kém chuyên nghiệp khi làm việc của bạn, khi giao tiếp trực diện, những cuộc họp online và offline, thậm chí thông qua văn bản. Điều này làm tổn hại đến uy tín nghề nghiệp và danh tiếng cá nhân của bạn.

- Bị chế giễu, cạnh khoé: Mọi hành động dù là nhỏ nhất của bạn cũng trở thành đề tài trong câu chuyện châm biếm của họ.

- Phủ nhận nỗ lực, làm trì trệ cơ hội thăng tiến của bạn: Người thao túng sẽ luôn tìm lý do để phủ nhận những đóng góp cũng như nỗ lực của bạn khiến con đường thăng tiến của bạn bị trì trệ, khiến sự tự tin vào năng lực cá nhân của bạn cũng bị giảm.

- Bị bắt nạt và đe dọa tinh thần: Bạn bị cô lập khỏi tập thể và luôn bị giao cho những công việc không thuộc về mình.

- Bị đối xử bất công: Bạn luôn bị đem ra so sánh với đồng nghiệp mặc dù thành tích của bạn rất đáng kể. Tuy nhiên, khi bạn chất vấn lại, họ sẽ luôn dẫn dắt bạn theo một hướng khác, làm bạn nghi ngờ năng lực của bản thân.

 Cách thoát khỏi sự thao túng tâm lý nơi công sở

- Tập cách phản biện: Hãy rèn luyện cho mình một tư duy phản biện để có thể tỉnh táo trước những hành vi thao túng tâm lý của người khác. Bạn hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng liệu sự việc có giống như người ta nói không. Việc thường xuyên phản biện cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân hơn, không dễ dàng lung lay, nghi ngờ trước lời nói của người khác.

- Giữ khoảng cách: Nếu bạn đã nhận ra được hành vi thao túng tâm lý của ai đó, hãy cẩn thận trước những lời nói của họ và giữ giới hạn nhất định để họ không thể tiếp cận và làm hại bạn. Một người càng thân thiết sẽ càng dễ dàng thực hiện hành vi thao túng tâm lý vì bạn thường không đề phòng với những đối tượng này.

- Thu thập bằng chứng bị thao túng: Chụp lại màn hình những tin nhắn với ngôn từ bạo lực và những lập luận vô căn cứ. Nếu có văn bản, hãy làm việc qua e-mail để truy xuất thông tin, xin phép ghi lại video khi họp online. Mọi hành vi thao túng đều để lại dấu vết bằng cách này hay cách khác. Hãy nắm vững chúng trong tay để đối chứng khi cần.

- Chia sẻ với người thân: Tâm sự với người thân khi xuống tinh thần và xin lời khuyên. Đừng bao giờ ôm lấy vấn đề một mình rồi bất lực chống lại kẻ thao túng. Hãy cố gắng duy trì sức khỏe tinh thần để luôn sáng suốt trước những mối quan hệ không lành mạnh.

- Nhờ sự giúp đỡ của cấp trên: Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của cấp trên hoặc phòng nhân sự khi thấy vấn đề bắt đầu nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Bạn có thể đưa ra bằng chứng mà mình thu thập để chứng minh việc mình bị thao túng tâm lý. 

Trong trường hợp người thao túng có quyền hành lớn, hãy mạnh dạn nộp đơn xin thôi việc vì sức khỏe tinh thần của bạn mới là ưu tiên hàng đầu lúc này.

Nguồn:

Tin mới