Tại vùng núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), măng đắng, phần thân non của cây vầu, được chế biến thành những món ăn phổ biến của người dân vùng cao. Cây vầu thường mọc ở nơi địa hình đồi núi, độ ẩm lớn và mưa nhiều.
Người miền núi thường tự hào rằng chẳng bao giờ đói khát mỗi khi đi rừng. Chỉ cần tìm thấy mụt măng, dùng dao xén ngay phần gốc vừa chặt ra, nhai có vị thơm nhưng đắng nhẹ, vừa no vừa chống khát.
Măng vầu - đặc sản bình dị của người Lạng Sơn. (Ảnh minh họa)
Để lấy được những củ măng non và ngọt đầu mùa, người dân vùng cao phải dùng cuốc, xẻng đào sâu vào lòng đất, khi những búp măng chưa kịp nhú lên khỏi mặt đất. Về cuối mùa, măng nhú càng cao càng đắng.
Măng ngon là khi còn ở dưới lòng đất. Càng mọc lên cao măng càng đắng. (Ảnh minh họa)
Măng đắng này còn có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như xào, luộc, nướng và hầm xương,... Nhưng có lẽ đậm đà hơn cả là măng đắng xào thịt lợn hun khói.
Măng đắng đậm đà nhất là xào với thịt ba chỉ xông khói. (Ảnh minh họa)
Những dải thịt ba chỉ, thịt vai dài được ướp muối, treo trên bếp củi cho khô dần, ám mùi khói đặc trưng. Sau một thời gian vừa đủ, lớp da sẽ săn lại, lớp mỡ trong vắt. Thịt hun khói chỉ cần ngâm rửa trong nước ấm, gột bỏ lớp bồ hóng, thái ra, xào với măng tươi, sả ớt hoặc cần tỏi là có món ăn ngon.
Thịt ba chỉ xông khói thơm nức mũi của người vùng cao. (Ảnh minh họa)
Thịt lợn xông khói xào với mang vầu là sự kết hợp hoàn hào. (Ảnh minh họa)
Món này thơm nức mũi, ăn lại rất đưa cơm. Miếng thịt béo vừa phải, thơm và dai hơn thịt lợn thường. Măng có vị đắng nhạt pha lẫn vị giòn ngọt, chỉ muốn ăn mãi không ngán.
Nếu mua được mụt măng đắng, bạn hãy chế biến theo cách của người Sơn La để đãi gia đình một bữa cuối tuần xem sao.