Bảo tàng Hải dương học Nha Trang (thuộc Viện Hải dương học) là thế giới với nhiều loài cá biển đa dạng, nhiều mẫu vật biển và cả các công trình nghiên cứu khoa học về biển.
Năm 1922, dưới thời Pháp thuộc, Viện Hải dương học được thành lập. Đến tháng 11 âm lịch năm 1969, Viện Đại học Sài Gòn nhận quyền quản lý. Viện Hải dương học ở Nha Trang được coi là cơ sở nghiên cứu và lưu trữ về biển lớn nhất Đông Nam Á.
Đến thăm Viện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt bảo tàng lưu trữ sinh vật biển với hơn 4.000 loại sinh vật và trên 20.000 mẫu vật đã được gìn giữ từ nhiều năm. Bên cạnh đó, nơi đây còn có rất nhiều loài sinh vật biển sống được nuôi thả trong bể kính.
Quần thể các hồ nuôi sinh vật biển được bố trí trong một không gian có diện tích 5.000m2. Nơi này phục vụ cho việc nuôi hơn 300 loài sinh vật biển tiêu biểu và rất có giá trị (các loại cá Đuối, cá Chình, cá Mú, san hô sống với các loại cá cảnh biển, tôm Hùm,…).
Các loài sinh vật biển nơi đây vừa phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng.
Trong hình là cá tai tượng biển Nha Trang.
Cả một đại dương thu nhỏ hiện lên sinh động và chân thực. Du khách được chiêm ngưỡng những loài cá bơi lội, được nhìn thấy các sinh vật với hình thù đáng yêu, xinh đẹp vô cùng.
Viện hải dương học được ghi nhận kỷ lục “Nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất” nước ta từ năm 2012.
Cùng với sự phát triển của các loài sinh vật biển, Bảo tàng Viện hải dương học ngày nay đã trở thành điểm tham quan thu hút đến 400.000 lượt khách/năm.