Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Lý do bị ung thư phổi dù không hút thuốc, không uống rượu

Ung thư phổi xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, ngay cả khi không hút thuốc hoặc không uống rượu, một người vẫn có thể bị ung thư phổi.

Một loạt các loại ung thư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Ung thư phổi được xếp vào nhóm nguy hiểm hàng đầu. Khi nhắc đến căn bệnh này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tác nhân hút thuốc và uống rượu, nhưng trên thực tế, những người không có thói quen trên vẫn có thể mắc. 

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư phổi gồm thuốc lá, khói bếp, tiếp xúc với chất gây ung thư, bệnh phổi mạn tính, di truyền và lão hóa.

Theo Aboluowang, ung thư nói chung là hậu quả kết hợp của nhiều yếu tố. Ngay cả khi không hút thuốc hoặc không uống rượu, một người vẫn có thể bị ung thư phổi nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, bị bệnh phổi mạn tính, tiếp xúc liên tục với chất gây ung thư, thường xuyên hít khói bếp… 

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư phổi bao gồm thuốc lá, khói bếp, tiếp xúc với chất gây ung thư, bệnh phổi mạn tính, di truyền và lão hóa. (Ảnh minh họa)

Một khi phổi bị bệnh, cơ thể sẽ bộc lộ các triệu chứng. Nếu gặp phải những cảm giác khó chịu sau đây khi ngủ, bạn nên đi khám: 

Đau ngực

Khi khối u phổi không ngừng phát triển, có thể lan rộng và di căn, xâm lấn màng phổi, cơ xương và các bộ phận khác, gây ra các triệu chứng đau ngực, đau lưng. 

Khó thở

Khối u có thể chèn ép khí quản, phế quản và các bộ phận khác, gây ra tức ngực và khó thở. Các triệu chứng này thường sẽ không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi và còn có thể tiến triển nặng hơn.

Sốt nhẹ kéo dài

Khi khối u phát triển, người bệnh dễ bị phản ứng viêm nhiễm, gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ kéo dài, thuốc giảm sốt không hiệu quả. 

Ho

Ho là triệu chứng phổ biến của bệnh nhân ung thư phổi. Loại ho này không thể điều trị khỏi bằng thuốc chống ho thông thường. Nếu kèm theo triệu chứng có máu trong đờm, bệnh nhân phải thận trọng. 

Khả năng sống

Câu hỏi về thời gian sống tiếp sau khi phát hiện ung thư phổi khác nhau tùy người. Việc phát hiện sớm và điều trị sớm là điểm mấu chốt. Với các tiến bộ của công nghệ trong ngành y tế, nhiều bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cũng có thể sống lâu hơn. Đặc biệt là sự xuất hiện của liệu pháp nhắm mục tiêu đã kéo dài đáng kể thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sau khi điều trị tích cực, một số bệnh nhân có thể sống được 3-5 năm, lâu có thể lên tới 10 năm. 

Việc phòng ngừa và tầm soát ung thư phổi phải được thực hiện tốt. Mọi người nên sàng lọc mỗi năm một lần. 

Nguồn: Vietnamnet

Tin mới