Trong phim cổ trang "Nguyệt quang bảo hạp" (2010), nhân vật Thiết Phiến công chúa của Thái Thiếu Phân sử dụng bom được làm từ những quả chuối.
Không hổ là Bà La Sát, Thái Thiếu Phân sử dụng cả súng lớn với đạn làm bằng chuối để bắn Ngưu Ma Vương.
Trong "Hương mật tựa khói sương", khi bị bắt và treo ngược lên, tóc của nhân vật Phác Xích Quân do nam diễn viên Liêu Kính Phong thể hiện không hề rũ xuống.
Trong "Tân Tam quốc diễn nghĩa" (2010), nam diễn viên Sa Dật thể hiện vai Tôn Sách, bị bắn tên xuyên qua đầu nhưng mắt vẫn mở.
Các tình tiết như mang vũ khí tân tiến vào phim cổ trang, phim cận đại khiến khán giả cảm thấy hài hước. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng những tác phẩm này đều nhảm nhí, có chất lượng thấp, làm sai lệch lịch sử. Việc các bộ phim chiếu mạng "sáng tạo" quá mức khiến Cục Điện ảnh Trung Quốc thắt chặt việc kiểm soát nội dung phim truyền hình. Các yếu tố trên bị cho là không phù hợp với thuần phong mỹ tục, không có giá trị đều bị loại bỏ.
Trong hình trái, nhân vật nữ chính xuyên không về quá khứ, mang cả xe tăng tới đánh nhau với người cổ đại. Hình phải là bộ phim "Cổ kiếm kỳ đàm", Lý Dịch Phong dùng kiếm đâm Dương Mịch nhưng nhìn quá giả.
Trong "Hương mật tựa khói sương", Dương Tử giả trang nam nhi không ai nhận ra, nhưng khán giả cho rằng tạo hình của cô quá nữ tính. Vì đóng giả không tới nên khán giả khó nhập tâm vào tình tiết phim. Đây là hạt sạn lớn trong phim cổ trang Trung Quốc.
"Đại thoại tây du 3" (2016) được đánh giá là một tác phẩm thất bại. Nhà làm phim cố gắng đi theo phong cách hài hước của Châu Tinh Trì trong hai phần trước nhưng không đạt hiệu quả. Một số chi tiết khiến khán giả bật cười như vai Hồng Hài Nhi của Vương Nhất Bác tạo phép thuật bằng cách đấm vào mũi đến chảy máu sau đó phun lửa tạo sức mạnh lớn.