Theo PGS.TS.BS Phạm Bích Đào, giảng viên cao cấp bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Hà Nội, cây cứt lợn có hoa màu xanh hoặc tím, quả đen. Cây thường mọc hoang ở các bụi cỏ ven đường, phân bổ chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng miền núi và đồng bằng bắc bộ.
Cây có thể sinh sống và phát triển trong mọi điều kiện thời tiết. Bộ phận có giá trị nhất của cây cứt lợn là rễ và lá, có thể sử dụng được cả cây tươi và khô để điều chế thuốc.
Để chữa viêm xoang, dị ứng mũi, bạn hãy dùng cây cứt lợn tươi, rửa sạch với muối rồi giã nát lấy nước. Sử dụng bông tẩm vào hỗn hợp nước cốt hoa cứt lợn rồi lau lên bên mũi bị đau.
Hiện nay bài thuốc chữa viêm xoang dị ứng bằng hoa cứt lợn được ứng dụng vào sản xuất rất nhiều. Có thể sơ chế nhiều cây hoa cứt lợn rồi bảo quản vào trong tỷ lạnh, ngày giỏ khoảng 4-5 lần.
Cây cứt lợn có hoa màu xanh hoặc tím, quả đen. (Ảnh minh hoạ)
Ở Việt Nam, viêm mũi xoang gặp ở 15-20% dân số. Bệnh khởi phát dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ địa và rất hay tái phát.
Việc điều trị thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có người phải điều trị nhiều năm liên tục với những thuốc Tây y đắt tiền.
Hiện quan đcác iểm y học cổ truyền đều cho rằng bệnh viêm xoang là do cảm nhiễm ngoại tà như nhiễm phong hàn, phong nhiệt hoặc cảm hàn hóa nhiệt như sau khi đi mưa, sau khi tiếp xúc gió lạnh ở trong phòng máy lạnh.
Bên cạnh bài thuốc chữa viêm xoang, mũi dị ứng, cây cứt lợn còn được dùng để chữa rong huyết sau sinh cho phụ nữ. Chị em hãy chuẩn bị khoảng 30g cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch rồi giá nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày, kiên trì sử dụng trong khoảng một tuần sẽ cho hiệu quả.
Loại cây này còn được dùng để chữa viêm họng, ngoài cây cứt lợn là nguyên liệu chính, bài thuốc chữa bệnh viêm họng này còn gồm một số loại thảo dược khác như cam thảo đất, kim ngân hoa, lá giẻ quạt. Sơ chế các nguyên liệu trên rồi cho vào sắc cùng với nước, ngày uống 2-3 lần.
Cây cứt lợn còn dùng để phòng ngừa ung thư dạ dày, cổ tử cung. Bạn chuẩn bị 20g cây cứt lợn, kim nữu khấu, nhọ nồi, dạ hương ngư mỗi thứ 30g. Cho tất cả nguyên liệu trên vào cối giã rồi thêm 15ml nước cây mã phong. Loại bỏ bã rồi uống sau khi ăn 2 lần/ngày.
Để chữa bỏng hoặc loét da, bạn hãy rửa sạch cây cứt lợn, sau đó trộn chung với một ít gạo nguyên cám và muối. Xay nhuyễn hỗn hợp này thành bột mịn rồi bọc chúng trong tấm vải sạch và đắp trực tiếp lên vùng da bị bỏng.