Các loài khủng long xuất hiện sớm nhất được cho là có nguồn gốc từ khu vực ngày nay là Nam Mỹ, sau đó tách ra và phân bố trên toàn cầu.
Sau khi phát hiện ra những chiếc tổ hóa thạch, các nhà khoa học có thể tìm hiểu về "chiến lược" đẻ trứng và nuôi dạy con của khủng long từ số lượng trứng và cách sắp xếp chúng.
Dấu chân của khủng long thể hiện kích thước của chúng và cách chúng đi bộ với bao nhiêu chân. Độ dài sải chân có thể được sử dụng để tính toán tốc độ di chuyển của khủng long.
Việc kiểm tra chi tiết các bộ xương có thể cho thấy các xương khớp và sự chuyển động của khủng long như thế nào. Các mảng và vết thô ráp trên xương khủng long cũng có thể được sử dụng để xác định vị trí của cơ, sụn và dây chằng của chúng.
Hình dạng răng của khủng long có thể tiết lộ chế độ ăn uống của chúng. Những phân tích dưới kính hiển vi có thể cho thấy vết mòn và vết xước trên răng, cung cấp thêm manh mối về những thứ khủng long đã ăn.
Khủng long lớn rất nhanh. Dưới kính hiển vi, chúng ta có thể đếm các đường tăng trưởng trong thành xương để thấy quá trình phát triển của khủng long.
Một số hóa thạch khủng long, nếu được bảo quản tốt, bao gồm các mô mềm như da, cơ và các cơ quan nội tạng, chúng ta sẽ có những manh mối quan trọng về sinh học và ngoại hình của khủng long.
Theo các nhà khảo cổ, một con khủng long kích thước lớn có thể sống tối thiếu là 75 năm và tối đa lên đến 300 năm.
Chúng ta thường biết đến khủng long là loại động vật gần giống với bò sát. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới nhất, khủng long cũng có lông, nhưng chúng về cơ bản lại không biết bay. Đặc điểm này cho thấy, khủng long khá giống với những loại động vật có vú.
Khủng long đã trải qua hai lần tuyệt chủng vào hai thời kì khác nhau. Lần đầu tiên cách đây 200 triệu năm, cuộc đại tuyệt chủng này được gọi là Trias-Jura, đã khiến rất nhiều loại khủng long trên cạn bị tuyệt chủng, ngay cả những loại bạo chúa. Lần tuyệt chủng thứ hai là cách đây 66 triệu năm, đã quét sạch đi hơn 70% các loại sinh vật trên Trái Đất.