Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Hôi miệng: Cảnh giác với 3 căn bệnh phổ biến, đặc biệt là suy giảm chức năng gan

(VTC News) -

Những người mắc một số bệnh về gan cũng rất dễ bị hôi miệng, hiện tượng này được gọi là hôi miệng do gan.

Hôi miệng là một hiện tượng rất phổ biến, nhất là khi vệ sinh răng miệng không tốt, khoang miệng sẽ tồn lại cặn thức ăn và vi khuẩn, từ đó gây ra hôi miệng. Ngoài ra, những người mắc một số bệnh về gan cũng rất dễ bị hôi miệng, hiện tượng này được gọi là hôi miệng do gan.

Khi chứng hôi miệng xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh gan, cần phải đặc biệt chú ý, bởi rất có thể liên quan đến suy gan.

Dấu hiệu hôi miệng do bệnh gan

Khi mắc loạt bệnh lý về gan, do chức năng gan của người bệnh hoạt động không bình thường nên hàm lượng nitơ urê và amoniac trong máu tăng lên nhanh chóng. Khi amoniac đi qua đường hô hấp, một phần sẽ được bài tiết ra miệng và mũi, từ đó gây ra hôi miệng.

Mùi hôi miệng do bệnh gan gây ra thường là mùi như thức ăn ôi thiu. Khi chức năng gan suy giảm càng nặng thì mùi hôi này sẽ càng rõ ràng hơn.

 

Tuy nhiên, với người mắc bệnh gan, ngoài việc miệng tiết ra mùi hôi rõ ràng, thì thường còn kèm theo các triệu chứng khác như khó tiêu thường xuyên, ăn ít, chán ăn, mệt mỏi uể oải, nước tiểu vàng, da vàng, cơ thể phù nề, chảy máu mũi nhiều lần, chảy máu nướu răng...

Do đó, khi bị hôi miệng, bạn không nên quán hoang mang, lo lắng, mà hãy phán đoán dựa trên những triệu chứng của bản thân, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý, bởi cũng còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra hôi miệng.

Một số nguyên nhân khác có thể gây hôi miệng

1. Bệnh về đường tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng, ngoài bệnh gan thì các bệnh về đường tiêu hóa cũng sẽ gây ra hôi miệng.

Khi mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, thức ăn sẽ không được tiêu hóa, phân hủy và chuyển hóa nhanh chóng, lâu ngày tích tụ lại trong đường tiêu hóa, rồi bị vi khuẩn phân hủy và lên men sinh ra nhiều khí.

Các chất khí này sẽ tỏa ra từ miệng, gây ra tình trạng hôi miệng cùng hàng loạt cảm giác khó chịu khác như đầy hơi, đau bụng, trào ngược, ợ hơi...

2. Bệnh răng miệng

Hơn 80% nguyên nhân gây hôi miệng liên quan đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu hoặc viêm nướu, trong khoang miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn.

Trên răng cũng sẽ xuất hiện một số vôi hoặc mảng bám, dẫn đến việc sản sinh ra một số amin, indole và hydrogen sulfide trong khoang miệng gây hôi miệng, sưng nướu, chảy máu và đau răng.

 

3. Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Đối với những người không chăm chỉ đánh răng hàng ngày, không súc miệng sau khi ăn, không dùng chỉ nha khoa để xỉa răng thì khả năng mắc chứng hôi miệng đặc biệt cao. Những thói quen vệ sinh răng miệng không tốt này khiến cặn thức ăn dắt lại giữa các kẽ răng, dẫn đến vi khuẩn có hại phát triển mạnh.

Trên bề mặt răng sẽ sinh ra một lượng lớn cao răng và các mảng bám răng, khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng hôi miệng rất rõ rệt.

Lời khuyên thêm

Nhìn chung, nếu có mùi hôi nồng nặc trong miệng và kèm theo chứng khó tiêu, mệt mỏi, vàng da, ... thì thường là do các vấn đề về gan. Đặc biệt khi bị suy gan, hiện tượng này sẽ rất rõ ràng.

Ngoài ra, 3 yếu tố trên cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hôi miệng. Vì vậy, khi người bệnh bị hôi miệng kèm theo khó chịu về cơ thể thì cần phải đặc biệt cảnh giác. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị.

Bên cạnh đó, hãy giữ thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, có thể cải thiện một cách hiệu quả tình trạng này, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

Lan Hương (Nguồn: Sina)

Tin mới