Luật kinh tế là bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật, tồn tại và hoạt động như ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật Việt Nam. Hiện ngành học này đang được nhiều trường đại học top đầu đào tạo với ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển tương đối cao.
Ngành Luật kinh tế đang được nhiều trường đào tạo. (Ảnh minh họa)
Học ngành Luật kinh tế có dễ xin việc làm?
Theo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Luật kinh tế đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Dự kiến trong các năm tiếp theo sẽ cần thêm khoảng từ 10,000 - 15,000 vị trí việc làm mới trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự hội nhập của Việt Nam trong tổ chức thương mại thế giới (WTO), sự hiểu biết về luật pháp trở thành yếu tố vô cùng quan trọng. Chính điều này tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Luật kinh tế.
Đồng thời, mọi tổ chức kinh doanh cũng đều cần đến sự tư vấn về luật pháp từ những chuyên gia về Luật. Do đó, sinh viên học ngành Luật kinh tế sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, để xin việc trong ngành Luật kinh tế không phải là điều dễ dàng. Ứng viên cần có kiến thức chuyên môn vững vàng về pháp luật và kinh tế. Hơn nữa, người học cần trang bị khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh tế cùng kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp tốt.
Từ đó chúng ta có thể thấy, nếu sinh viên có kiến thức chuyên môn vững chắc và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng thì ngành Luật kinh tế mở ra nhiều cơ hội việc làm, với mức lương hấp dẫn.
Muốn thi ngành Luật kinh tế phải học khối nào?
Luật kinh tế là một trong những ngành học sử dụng đa dạng tổ hợp môn xét tuyển, mang lại cho thí sinh nhiều cơ hội trúng tuyển. Dưới đây là một số tổ hợp môn xét tuyển ngành học này, thí sinh có thể tham khảo thêm để có hướng ôn tập phù hợp và hiệu quả.
Hiện, nhiều trường đại học top đầu tuyển sinh ngành Luật kinh tế như: trường Đại học Luật Hà Nội (25,5 - 27,36 điểm), Học viện Ngân hàng (25,52 - 26,5 điểm), trường Đại học Thương Mại (25,6 - 25,7 điểm), trường Đại học Luật (Đại học Huế) (19 điểm), trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM (25,02 - 26,2 điểm).