(VTC News) - Vị giám đốc trẻ của một trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế khuyên sinh viên hãy sống trọn với đam mê để có thể thành công.
Ông Lê Hồng Hải (Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech) đã chia sẻ nhiều điều bổ ích cho các bạn trẻ yêu thích trở thành
lập trình viên.
Là 1 người có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực lập trình, ông Lê Hồng Hải nhận xét nghề lập trình không còn là nghề xa lạ với mọi người.
Từ những thiết bị được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống đến những thiết bị trong phòng nghiên cứu, chế tạo đều cần lập trình. Chính vì sự hấp dẫn cùng tính thử thách trong công việc mà ngày càng nhiều các bạn trẻ tìm đến nghề lập trình.
"Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm công nghệ thông tin, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người.Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến công nghệ thông tin. Vì vậy, mảnh đất để các lập trình viên sáng tạo, thể hiện bản thân là rất lớn", ông Lê Hồng Hải thông tin thêm.
|
Ông Lê Hồng Hải - Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech trao đổi với các lập trình viên trẻ. |
Ông Hải cho rằng
để có thể theo đuổi đến cùng với
nghề lập trình, bạn trẻ cần hội đủ một số yếu tố sau: "Đam mê với lập trình. Nhiều người lầm tưởng giữa thích và đam mê nên chẳng thiếu trường hợp bỏ dở giữa chừng. Tính logic, kỹ năng suy nghĩ mạch lạc; kỹ năng đọc hiểu nhanh tốt. Tính ham học hỏi, tinh thần cầu tiến; tính tỉ mỉ; khả năng tự học. Khả năng thích nghi; tính kiên nhẫn. Kỹ năng giao tiếp tốt…."
"Nhưng với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, tôi đảm bảo với bạn không ai có đầy đủ các tố chất trên ngay từ ban đầu. Những lập trình viên xuất sắc có cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, các phẩm chất là do rèn luyện mà có",
Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech nói.
Trước thực tế phát triển như vũ bão của ngành lập trình, một “chỗ ngồi” vững chãi trong ngành ắt hẳn là mơ ước của không ít các bạn trẻ.
Bên cạnh đó, ông Hải cũng đưa ra lời khuyên các bạn trẻ phải chủ động nắm bắt công nghệ. Chỉ cần sau 1 đêm, công nghệ trên thế giới đã thay đổi chóng mặt nên chúng ta chỉ là người chiến thắng khi đón đầu được công nghệ chứ không phải chạy theo.
"Vì vậy cứ 2 năm chúng tôi lại cập nhật giáo trình 1 lần, đưa vào chương trình giảng dạy những công nghệ mới nhất mà doanh nghiệp đang sử dụng như: Cloud Computing, lập trình di động (Mobility) tiên tiến như Mobile Apps, Java, Android, .NET, Window Store Apps……", ông Lê Hồng Hải thông tin.
Bên cạnh đó, ngành lập trình cần những sản phẩm đáp ứng được thực tiễn. Tất cả sản phẩm con người sáng tạo ra đều nhằm mục đích phục vụ đời sống nên lập trình viên cần nắm bắt được tâm lý của người dùng để sản phẩm của mình thân thiện với người sử dụng mà vẫn đáp ứng các nhu cầu của họ.
"Sản phẩm livechat hỗ trợ khách hàng và ứng dụng tìm chìa khóa thất lạc thông qua cổng bluetooth của Giang Thiên Phú, phần mềm quản lý sinh viên của Nguyễn Duy Thanh,….là những ví dụ", ông Hải dẫn chứng.
|
Nguyễn Hà Đông lọp top 11 lập trình viên ảnh hưởng nhất của thế giới |
Bên cạnh đó, ông Hải cũng nhắc sinh viên chú ý kỹ năng làm việc. Ở trường, sinh viên có thể là học viên xuất sắc nhưng không đồng nghĩa với việc bạn là người nổi bật trong công ty. Chính khả năng ứng dụng những kiến thức đã được học ở trường vào thực tế công việc và các kỹ năng mềm khác sẽ tạo nên một
lập trình viên
xuất sắc.
"Ba yếu tố tôi vừa kể trên giống như ba chân của một chiếc kiềng vậy, thiếu cái nào cũng không được.Và thành công sẽ chỉ đến với những người biết xây dựng 3 chân kiềng vững vàng", ông Hải chia sẻ.
|
Ông Lê Hồng Hải chụp ảnh cùng các sinh viên, lập trình viên
|
Tuy nhiên, nhiều bạn bạn trẻ đam mê lập trình vẫn phân vân giữa học nghề hay chọn các trường đại học, cao đẳng.
Giải đáp những thắc mắc này, ông Hải cho rằng chuyện coi trọng bằng cấp của đại bộ phận người dân Việt Nam đã tồn tại từ rất nhiều năm về trước.
"Điều này có thể không sai trong một số ít doanh nghiệp đòi hỏi bằng cấp nhưng đại bộ phận doanh nghiệp hiện nay đều yêu cầu năng lực làm việc thực tế chứ không phải điểm số trên tấm bằng", ông Hải tâm sự.
Trong khi chương trình đào tạo ở các trường đại học còn mang tính hàn lâm, nhưng ở các cơ sở đào tạo nghề thời gian học được rút ngắn và toàn bộ thời gian học chú trọng đến kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế. Như vậy, học viên khi tốt nghiệp có thể tham gia luôn vào dây chuyền làm việc tại các công ty.
Chính những ưu điểm của các cơ sở đào tạo nghề đã làm dịch chuyển xu hướng chọn trường của một bộ phân học sinh, sinh viên.
"Nếu bạn đã xác đinh được đam mê của mình với nghề lập trình thì hãy cứ thế mà tiến về phía trước. Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome nhưng hãy chọn cho mình đường đi ngắn nhất mà hiệu quả nhất. Hãy sống trọn từng giây với đam mê và luôn trăn trở làm thế nào để được
xã hội công nhận",
Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech
khuyên các bạn trẻ.
Khánh Huyền