Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Giải mã bí mật đội quân đất nung lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng

(VTC News) - Bí ẩn về đội quân đất nung với hơn 8.000 chiến binh được trang bị những vũ khí có khả năng hạ gục đối phương chỉ bằng một mũi tên để bảo vệ lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng.

Lăng mộ này được coi là một trong những hình ảnh thu nhỏ hoàn hảo của đế chế Tần Thủy Hoàng tọa lạc phía Bắc núi Lệ, huyện Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc

Tần Thủy Hoàng là vị vua có công thống nhất 7 phe phái đang tranh giành và thành lập nhà Tần năm 221 trước công nguyên. Ông cũng là người có công vĩ đại trong việc xây dựng một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại – Vạn lí trường thành

700 chiến binh đầu tiên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được khám phá năm 1974. Đây là đội quân canh gác cho lăng mộ của vị vua nổi tiếng này

 

Các buồng an táng cùng đội quân đất nung đã được xây dựng sau khi vị vua này lên ngôi năm 246 trước công nguyên khi mới chỉ 13 tuổi. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng mục đích của Tần Thủy Hoàng là mong muốn có một công thức hoàn hảo để giúp ông có thể duy trì đế chế cai trị linh thiêng của mình

Toàn thể khu mộ có 8.000 quân nhân được xây bằng đất nung với kích thước như người thật được trang bị vũ khí và cả một đội quân ngựa

Sự khác nhau của 8.000 chiến binh này được đặt trong 3 gian phòng tách biệt. Căn phòng đầu tiên và lớn nhất là hầu hết những người đang hoạt động tích cực. Căn phòng thứ hai là nơi dự trữ trong khi căn phòng thứ 3 nhỏ hơn có 68 chỉ huy ưu tú

Tất cả binh lính đều quay mặt về hướng Đông để bảo vệ sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời từ những cuộc tấn công của đối phương có thể đến từ hướng đó

Một nghiên cứu mới đây đã đưa ra giả thuyết, những tượng chiến binh của đội quân đất nung Tần Thủy Hoàng được lấy cảm hứng từ nghệ thuật Hy Lạp cổ đại

Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng

Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục...

Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung. Công nghệ làm tượng ngựa cũng tương tự. Chính vì các tượng lính và tượng ngựa được làm từng cái một cho nên mỗi tượng có nét khác nhau trông rất độc đáo. Đặc biệt là nét mặt rất phong phú và sinh động

Năm 210 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng chết đột ngột tại Sa Khưu Bình Đài (xã bình tỉnh Hà Bắc ngày nay). Sau hai tháng ông chết, thi hài được chuyển về Hàm Dương và cử hành lễ táng long trọng

Khi đưa vào mộ, Hồ Huyền-đời thứ 2 nhà Tần ra lệnh bắt các cung nữ của Tần Thủy Hoàng phải tùy táng, những thợ xây mộ cũng phải tùy táng trong mộ

Binh đoàn bằng đất nung canh giữ lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng được trang bị những loại vũ khí có khả năng hạ gục đối phương bằng một mũi tên duy nhất

Cho đến nay, những bí ẩn về đội quân đất nung trong lăng mộ vị vua đầu tiên của Trung Quốc vẫn là một ẩn số

Vì lẽ bí ẩn về những căn phòng với những tượng đất nung các binh lính trên thực tế chỉ chiếm 1% diện tích của toàn lăng mộ

Phần trung tâm với chiều cao gần 30 mét xây dựng bên dưới một kim tự tháp bằng đất nung vẫn chưa hề được khai quật

Theo các tài liệu sử học Trung Quốc và những truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi, nó giống như một phần của bản đồ thành phố với những bức tường, cung điện, nghĩa trang tức là có thể phục vụ Tần Thủy Hoàng khi ông sang thế giới bên kia

Các con sông và dòng nước được làm từ thủy ngân trong khi bầu trời được thiết kế với những chòm sao làm từ ngọc trai

Cung điện ngầm này được cho là một cấu trúc phức hợp hùng vĩ nhất với những tiện ích xa hoa. Nó có thể là địa điểm chôn cất của những kho báu: đá quý, vàng bạc, nhiều kim loại quý khác… 

Cấu trúc phức tạp của nó được trang bị cả hệ thống chống thấm trong diện tích gần 7 km2 đã lấy đi sinh mạng của khoảng 700.000 tù nhân chiến tranh và những nô lệ. Vì lẽ sau khi công trình hoàn thành họ đều bị thủ tiêu để đảm bảo bí mật của lăng mộ

 
 
Nguồn:

Tin mới