Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá tiêu hôm nay 1/11: Tiếp đà đi ngang, cao nhất ở mức 59.000 đồng/kg

(VTC News) -

Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận sự ổn định khi không thay đổi so với một ngày trước đó, dao động ở mức 56.000 - 59.000 đồng/kg.

Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay

+ Giá tiêu trong nước

Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận sự ổn định so với phiên giao dịch trước đó, mức giá cao nhất cả nước ở mức 59.000 đồng/kg.

Giá tiêu trong nước hôm nay duy trì sự ổn định, cao nhất ở mức 59.000 đồng/kg. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ở mức 59.000 đồng/kg, không thay đổi so với một ngày trước đó và là mức giá cao nhất cả nước.

Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay ghi nhận mức 58.000 đồng/kg, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.

Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 57.000 đồng/kg, không thay đổi.

Giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai ghi nhận ở mức 56.500 đồng/kg, không biến động.

Tại Gia Lai, giá tiêu ở mức 56.000 đồng/kg, không thay đổi so với ngày hôm qua và là mức giá thấp nhất cả nước.

Địa phương Giá (đồng) Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng)
Bà Rịa - Vũng Tàu 59.000 -
Bình Phước 58.000 -
Đắk Lắk 57.000 -
Đắk Nông 57.000 -
Đồng Nai 56.500 -
Gia Lai 56.000 -

+ Dự báo giá tiêu

Thị trường tháng 11/2022 được các chuyên gia nhận định vẫn còn khó khăn và giá tiêu có thể hướng xuống mốc 55.000 đồng/kg. Yếu tố tác động đến tình hình của thị trường là cuộc họp tháng 11/2022 của Fed. Các quan chức Fed đang hướng tới phương án nâng 75 điểm cơ bản tại cuộc họp này. Đáng chú ý, có khả năng tổ chức này sẽ bàn về khả năng giảm nhịp độ nâng lãi suất trong tháng 12.

Ở trong nước, áp lực vào đầu vụ mới và nguồn dự trữ được đánh giá dồi dào đang gây sức ép giảm lên thị trường. Dòng tiền tiếp tục cho thấy sự chuyển dịch sang cà phê khi mặt hàng này đang bước vào vụ thu hoạch mới. Việt Nam tăng tỷ giá với USD đồng nghĩa với việc xuất khẩu tiêu sẽ tăng giá bán để thu về nhiều ngoại tệ hơn. 

Cập nhật giá hồ tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay duy trì sự ổn định. Hiện tại, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giữ ở mức 3.677 USD/tấn. Giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA ở mức 5.100 USD/tấn. Giá hạt tiêu đen Brazil ASTA 570 vẫn đang neo ở mức 2.600 USD/tấn.

Đối với mặt hàng hạt tiêu trắng, thị trường hồ tiêu thế giới cũng đang đồng loạt đi ngang. Theo đó, giá hạt tiêu trắng Muntok của Indonesia duy trì ở mức 5.952 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn giữ có mức 7.300 USD/tấn.

Tuần qua, thị trường hồ tiêu thế giới vẫn đang xu hướng tiêu cực khi không có quốc gia nào báo tăng.

Cụ thể, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục ổn định trong tuần này. Còn sau 3 tuần ổn định, giá tiêu nội địa Sri Lanka giảm trong tuần này.

Tại Đông Nam Á, sau 2 tuần giảm, giá tiêu Indonesia cũng cho thấy sự ổn định do lượng giao dịch ít và nguồn cung hạn chế.

Giá tiêu nội địa Malaysia giảm trong 3 tuần qua, còn giá tiêu Malaysia giao dịch trên thị trường quốc tế tiếp tục ổn định và không thay đổi.

Trong khi, giá tiêu Việt Nam giao dịch trong nước và trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm trong 5 tuần qua do VND giảm 2% so với USD (với tỷ giá 24.870 VND/USD).

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đánh giá, thị trường tuần này tiếp tục cho thấy triển vọng khá tiêu cực, không có quốc gia nào được báo cáo với mức tăng kể từ đầu tháng 10 khi Ấn Độ, Malaysia và Sri Lanka tổ chức lễ Diwali trong tuần này. Giá tiêu Ấn Độ tiếp tục được báo cáo ổn định kể từ tuần trước.

Nhiều doanh nghiệp đánh giá, về cơ bản những yếu tố tác động đến thị trường hồ tiêu trong thời gian qua như lạm phát tăng cao tại nhiều nước trên thế giới, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc và USD tăng giá so với các đồng tiền khác vẫn sẽ là trở ngại chính đối với ngành hồ tiêu Việt Nam trong những tháng cuối năm nay.

Không chỉ khó khăn trong giai đoạn cuối năm 2022, thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu thế giới cho thấy nhu cầu hồ tiêu dự báo sẽ giảm mạnh vào quý đầu tiên của năm 2023 với mùa đông đặc biệt khó khăn ở khu vực châu Âu, do cuộc khủng hoảng năng lượng gây nên.

Thành Lâm

Tin mới