Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận sự ổn định so với 1 ngày trước đó, giá trong nước dao động ở mức 56.500 - 59.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước hôm nay không có thay đổi so với 1 ngày trước. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ở mức 59.000 đồng/kg, không thay đổi so với 1 ngày trước đó và là mức giá cao nhất cả nước.
Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay ở mức 58.500 đồng/kg, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.
Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 57.500 đồng/kg, không có sự thay đổi so với 1 ngày trước đó.
Giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai ghi nhận ở mức 57.000 đồng/kg, không có biến động so với hôm qua.
Tại Gia Lai, giá tiêu ở mức 56.500 đồng/kg, giá thấp nhất cả nước.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 59.000 | - |
Bình Phước | 58.500 | - |
Đắk Lắk | 57.500 | - |
Đắk Nông | 57.500 | - |
Đồng Nai | 57.000 | - |
Gia Lai | 56.500 | - |
Thị trường hồ tiêu trong nước hôm nay đã ổn định trở lại nhưng vẫn chưa thể hồi lại ngưỡng 60.000 đ/kg
Trong 16 ngày đầu tháng 10 năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 7.158 tấn hồ tiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,2 triệu USD. Olam, Pearl, XNK Logistics, Phúc Sinh là các doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong tháng. Trung Quốc, Singapore, Mỹ, HongKong là các thị trường nhập khẩu chủ yếu.
Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50-60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ngành hồ tiêu đang đứng trước những thách thức lớn, trong đó có thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đang ngày càng cao hơn của các thị trường.
Theo các chuyên gia, áp lực của lãi suất vốn vay sẽ khiến nhiều nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái, đã buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và nhà đầu tư cắt giảm danh mục đầu cơ, làm giá tiêu không ngừng sụt giảm, có thể kéo dài đến vụ mùa năm 2023.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu đã đảo chiều tăng. Theo đó, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 5 USD/tấn lên mức 3.666 USD/tấn. Cùng đà tăng, giá tiêu trắng Muntok của Indonesia tăng 7 USD/tấn lên mức 5.933 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu duy trì ổn định tại các quốc gia còn lại. Cụ thể, tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.600 USD/tấn, không đổi. Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi. Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi.
Tính đến hết quý III năm nay, xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu ghi nhận sự sụt giảm ở hầu hết nhà cung cấp lớn.
Nguyên nhân là do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi chính sách Zero COVID của Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine dẫn đến lạm phát tăng cao tại nhiều nước và sự mất giá đồng tiền của các nước nhập khẩu so với USD.
Trong tháng 9, giá tiêu trên thị trường thế giới tiếp tục biến động theo xu hướng giảm. Tại Indonesia, giá tiêu đen ở mức 3.824 USD/tấn, giảm 6,3% so với tháng 8; tại Việt Nam giá tiêu đen đạt 3.300 – 3.400 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l, giảm 4,3 – 8,1%; riêng tiêu đen Brazil giảm 10,2%, xuống còn 2.650 USD/tấn.
Với sự đi xuống trong thời gian qua, giá chào bán tiêu đen của Việt Nam tại thời điểm cuối quý III đã giảm hơn 20% so với hồi đầu năm, giá tiêu đen của Indonesia giảm 11,6%, đặc biệt Brazil giảm đến 35,4%.
Hiện, Brasil đang chào bán tiêu với mức giá tương đối cạnh tranh so với các nước khác nhằm thanh lý nguồn hàng vụ cũ để đón đầu vụ mới.
Trong những tháng gần đây, tiêu đen của Brazil đã trở nên cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ giá rẻ và nguồn cung dồi dào khi nước này đang trong vụ thu hoạch lớn nhất năm.
Cũng trong tháng 9, giá tiêu xuất khẩu của Brasil đạt bình quân 3.298 USD/tấn (FOB), giảm 6% so với tháng trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021. Riêng giá tiêu xuất khẩu sang Việt Nam ở mức bình quân 3.243 USD/tấn (FOB), giảm 4,8 USD/tấn.
Trên thị trường thế giới, hiện giá tiêu Brasil đang được chào bán ở mức 2.600 USD/tấn, giảm 250 USD/tấn so với giữa tháng 9.
Mức giá này cũng thấp hơn đáng kể so với 3.250 - 3.350 USD/tấn đối với tiêu đen 500 - 550g/l của Việt Nam và mức giá 3.824 USD/tấn của Indonesia.
Thời gian qua, tác động mạnh mẽ từ USD liên tục đi lên khiến giá tiêu thế giới luôn ở xu hướng đi xuống.