Bạn Phạm Huyền Anh từng là du học sinh ở Australia chia sẻ kinh nghiệm về hành trang trước khi lên đường du học:
Tròn 30 tuổi, tôi lên đường tới Australia để học ngành TESOL tại Đại học Deakin – thành phố Melbourne, bang Victoria. Ở cái tuổi đó, có lẽ góc nhìn cuộc sống và việc học tập tại Australia của tôi hơi khác các bạn trẻ, nhưng những cảm xúc ở Australia và trải nghiệm nơi xứ người thì chắc chắn ai từng là du học sinh đều sẽ thấm thía.
Australia vẫn luôn là một điểm đến hấp dẫn cho các bạn trẻ khao khát được trải nghiệm cuộc sống văn minh, tân tiến. Đây cũng là nơi các bậc phụ huynh mong ước con em mình được đặt chân đến, để học hỏi từ nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới.
Tất nhiên, đi du học Australia không phải cứ thế xách ba lô lên và đi. Ngay cả sinh viên tỉnh lẻ ra phố thị học đại học cũng phải lo đủ thứ, huống hồ nay bay tận hơn 5000 km sang một đất nước toàn người Tây, tôi phải chuẩn bị những gì trước ngày lên đường?
Tiếng Anh – ngôn ngữ chính của Australia
Không chỉ để đáp ứng yêu cầu đầu vào của các trường cao đẳng, đại học tại Australia hay xin học bổng, chứng chỉ tiếng Anh là điều kiện thiết yếu để xin được Visa du học Australia. Vậy nên đầu tư học tiếng Anh là yếu tố tiên quyết trong kế hoạch du học tới xứ sở chuột túi.
Hiện nay, 100% các trường, tổ chức, cơ quan nhà nước và tư nhân của Australia công nhận chứng chỉ IELTS và PTE. Chứng chỉ IELTS quá quen thuộc với nhiều bạn, còn PTE có lẽ còn khá xa lạ với học sinh, sinh viên Việt Nam.
Nó được nhiều người tại Australia biết tới và đánh giá cao là khách quan hơn và ít yếu tố may rủi hơn IELTS. Bởi cả 4 kỹ năng hoàn toàn được thi trên máy tính, không có giám khảo kiểm tra hỏi đáp trực tiếp phần thi Speaking như ở kỳ thi IELTS.
Sydney – một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Lưu ý rằng bạn cần chọn loại hình Academic (học thuật) khi đăng ký thi 2 chứng chỉ trên vì nhiều trường chỉ chấp nhận loại Academic, không chấp nhận loại General (thường dùng cho người xin đi lao động hoặc định cư).
Tuy nhiên, chứng chỉ tiếng Anh đạt yêu cầu đầu vào không có nghĩa là bạn đã có kiến thức ngoại ngữ đủ dùng tại Australia. Tôi được đích thân trải nghiệm cú sốc ngôn ngữ lAustralia mới sang và nghe chia sẻ của nhiều bạn trong Hội du học sinh Việt Nam cũng như du học sinh từ các nước khác về những khó khăn do rào cản ngôn ngữ.
Rất nhiều bạn ban đầu bị choáng khi đến lớp vì không hiểu nội dung bài giảng hay giảng viên nói gì, hay gãi đầu gãi tai khi đi phỏng vấn xin việc làm thêm vì không hiểu câu hỏi của chủ tiệm. Ngoài lý do kỹ năng tiếng Anh chưa đủ tốt, còn nhiều nguyên nhân khác như cách nói ngoài đời thực không giống như trong sách vở, tốc độ nói của người bản xứ nhanh.
Bên cạnh đó Australia vốn nổi tiếng có nhiều tiếng lóng cũng như giọng địa phương khá khó nghe tại một số vùng. Vì vậy, chuẩn bị kỹ càng để có trình độ tiếng càng cao càng tốt trước khi bay không bao giờ là thừa cho bất cứ du học sinh nào.
Visa sang chảnh
Chắc chắn không thể thiếu tấm hộ chiếu và thị thực – hay còn gọi là visa du học để bạn có thể nhập cảnh và học tập tại Australia. Trước khi xin thư mời nhập học và xin thị thực, tôi làm hẳn một hộ chiếu mới để tránh việc hộ chiếu hết hạn trong thời gian sống tại Australia và phải quay lại Việt Nam làm hộ chiếu mới, hoặc quên mất tiêu và gặp rắc rối với hải quan sân bay, dù sao 1 vé khứ hồi Australia – Việt rẻ nhất cũng tương đương phí sinh hoạt cả tháng tại Australia.
Về phần xin thư mời nhập học và thị thực (hiện hoàn toàn ở dạng điện tử), bạn sẽ phải có một bộ hồ sơ chặt chẽ, đầy đủ tài liệu với chứng chỉ tiếng Anh đạt chuẩn, lộ trình du học hợp lý và tài chính đủ mạnh. Để thuận tiện tìm hiểu và đảm bảo khả năng xin visa thành công, các bạn nên nhờ tới các tổ chức, công ty tư vấn du học Australia. Bởi đa số các công ty này tại Việt Nam đều có dịch vụ hỗ trợ xin thư mời, học bổng và làm hồ sơ xin visa du học miễn phí với tư cách là đơn vị tuyển sinh cho các trường bên Australia. Còn du học sinh chỉ phải tự chi trả lệ phí nộp hồ sơ, khám sức khỏe, bảo hiểm.
Visa du học điện tử của Úc.
Tài chính
Thông thường du học sinh cần chuẩn bị sẵn một khoản tài chính khá lớn ngay từ đầu để nộp học phí cho 1 học kỳ đầu hoặc 1 năm khi xin thư mời (VD: khóa Thạc sĩ TESOL của Đại học Deakin là 14.000 AUD/1 học kỳ) và mua bảo hiểm, nộp các loại lệ phí khi xin visa (khoảng 2.500 AUD).
Thành phố Melbourne và Sydney của Australia nằm trong top 10 thành phố có chi phí đắt đỏ nhất thế giới đã nhiều năm nay. Vì vậy du học sinh cũng cần chuẩn bị trước nguồn tài chính cho quá trình sinh sống và học tập tại Australia được thuận lợi tùy vào trường học và vùng bạn đến.
Các bạn có thể tìm xin học bổng từ nhiều nguồn để được hỗ trợ học phí và thậm chí cả sinh hoạt phí. Có rất nhiều trường tại Australia thu hút du học sinh quốc tế bằng học bổng hào phóng cho sinh viên mới, hay khuyến khích sinh viên đang theo học mà có điểm GPA cao với các mức học bổng hấp dẫn. Nhất là các trường tại các khu vực ít sầm uất hơn và với du học sinh các chuyên ngành phổ biến như kinh tế, kỹ thuật, .v.v.
Ngoài ra, du học sinh có thể tìm việc làm thêm tại Australia khá dễ dàng, nhưng thường tiền lương sẽ chỉ đủ trang trải chi phí ăn ở nếu không muốn làm quá số giờ cho phép và ảnh hưởng đến việc học tập.
Đây là những thông tin cần thiết cho bất kỳ bạn nào có ý định du học Australia, cũng như quá trình chuẩn bị hồ sơ, làm visa.
Video: Cô gái dùng thời gian dạy tiếng Anh trực tuyến miễn phí