Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM những người cần hạn chế sử dụng đậu đen, hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Người bị bệnh thận
Nước đậu đen tác dụng lợi tiểu, do đó người có bệnh về thận cần thận trọng khi sử dụng.
Đang uống thuốc có khoáng chất
Nước đậu đen chứa Phytat làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Phytat gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho.
Vì vậy, bạn không nên dùng nước đậu đen để uống các loại thuốc có chứa sắt, kẽm, can, đồng, canxi, hoặc sử dụng thực phẩm có chứa các chất này dẫn tới thiếu máu, loãng xương.
Tốt nhất, thời gian lý tưởng để sử dụng đậu đen với các thực phẩm khác cách nhau khoảng 4 giờ.
Đỗ đen tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. (Ảnh minh hoạ)
Người mắc bệnh viêm đại tràng
Người mắc bệnh viêm đại tràng, tiêu chảy tiêu hóa kém không dùng đậu đen. Nếu bạn muốn uống thì rang lên và dùng với số lượng ít.
Trẻ nhỏ và người già
Hàm lượng protein trong đậu đen cao khiến người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Trên đây là những người được khuyến cáo không nên dùng đỗ đen, nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa đậu đen nhé.
Bác sĩ Vũ gợi ý có thể dùng bột đậu đen kết hợp với nước cam hoặc sữa chua tạo thành hỗn hợp mặt nạ giúp trắng da, dưỡng da khỏe mạnh.
Một công dụng của đậu đen không thể không nhắc tới là làm thuốc chữa bệnh.
Chữa đái dắt
Đậu đen 15g, hạt sen 15g, rau má, hạt mã đề vừa đủ, tất cả đem sắc đặc uống thay nước chè; hoặc đậu đen 20g, bông sứ 15g. Hai thứ sao qua, đổ ngập nước, sắc cạn còn một nửa thì uống. Bạn có thể uống 5-7 ngày.
Bổ huyết tiêu độc
Hà thủ ô 12g, đậu đen 10g, lá dâu 8g, bồ công anh 12g, thổ phục linh 12g, nhân trần 10g, rau má 10g, mã đề 8g. Bạn có thể nấu với 750 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Bài thuốc này giúp bổ huyết, thanh nhiệt, tiêu độc, rất tốt cho người có thể tạng âm hư, huyết thiếu, người gầy khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân nóng, táo bón, tiểu vàng, tiểu ít.