Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đi mua hàng không được trả hóa đơn, người tiêu dùng nên khiếu nại thế nào?

(VTC News) -

Không ít trường hợp nơi bán hàng cố tình không trả hóa đơn cho khách để trốn thuế, vậy khi gặp trường hợp này, người tiêu dùng nên phản ánh tới địa chỉ nào?

Nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa có thói quen lấy hóa đơn sau khi mua hàng. Lợi dụng điều này, không ít đơn vị, cá nhân bán hàng cố tình không đưa hóa đơn sau khi bán hàng cho khách, gây thất thoát thuế của Nhà nước. Để ngăn chặn những hành vi đó, cơ quan chức năng cần sự phối hợp phản ánh của người tiêu dùng cả nước.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), hiện nay, các phản ánh, yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng đều được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận thông qua đa dạng các phương thức.

Cụ thể như tổng đài 1800.6838 hoặc thư điện tử tại địa chỉ: khieunai@bvntd.gov.vn; qua website thuộc hệ thống tiếp nhận yêu cầu, khiếu nại trực tuyến của người tiêu dùng http://khieunai.bvntd.gov.vn và qua đường bưu điện, công văn trực tiếp.

Người tiêu dùng có thể phản ánh hành vi bán hàng không xuất hóa đơn qua tổng đài 1800.6838 hoặc thư điện tử tại địa chỉ: khieunai@bvntd.gov.vn. 

Thống kê cho thấy, năm 2021, các yêu cầu, phản ánh của người tiêu dùng được tiếp nhận chủ yếu từ phương thức gọi điện thoại tới tổng đài 1800.6838 chiếm 41,35% và từ hệ thống tiếp nhận đơn yêu cầu trực tuyến website 38,00%, email 16,25%. Ngoài ra, phương thức thông qua đường bưu điện và công văn trực tiếp chiếm tỷ lệ rất ít chỉ 4,40%.

Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chia sẻ, hầu hết các vụ việc này đều được Cục và các cơ quan, tổ chức có liên quan hỗ trợ và giải quyết hiệu quả, thành công. Từ đó, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và xã hội đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.

Đặc biệt, hoạt động của Tổng đài 1800.6838 đã góp phần thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiệu quả và giảm thiểu thời gian, quy trình liên hệ giữa các đơn vị, tổ chức tới Bộ Công Thương. Các bên liên quan có thể gọi điện trực tiếp tới Tổng đài để được tư vấn, giải đáp vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mặt khác, khuyến khích người dân phản ánh, khiếu nại các vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới các cơ quan chức năng góp phần xây dựng hình ảnh cơ quan nhà nước kiến tạo và hoạt động vì người tiêu dùng. Qua đó, bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng tại Việt Nam.

Đáng lưu ý, hiện nay nhiều cơ quan, tổ chức khác tham gia giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng như Sở Công Thương và Hội Bảo vệ người tiêu dùng tại các địa phương cũng đã được kết nối trực tiếp vào hệ thống tổng đài 1800.6836.

Việc này nhằm tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như tăng công suất và hiệu quả tiếp nhận, tư vấn, giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng.

Đức Thiện

Tin mới