Bệnh ngoài da: Bệnh vảy nến, mụn trứng cá hay các bệnh ngoài da khác có thể do căng thẳng quá mức gây ra. Các nghiên cứu cũng chứng minh, những người thường xuyên căng thẳng dễ bị nhiễm trùng da hơn.
Tăng cân: Căng thẳng cũng khiến bạn bị tăng cân. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bạn tăng sản xuất hormone cortisol. Khi hormone này tăng quá nhiều sẽ kích thích bạn ăn nhiều hơn, nhưng lại đốt cháy ít calo hơn, khiến bạn tăng cân.
Cảm lạnh thường xuyên: Một người bị căng thẳng mãn tính, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém nhạy cảm hơn với cortisol, khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến bạn dễ bị cảm lạnh hơn.
Rối loạn tiêu hoá: Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, căng thẳng tác động tiêu cực đến đường tiêu hoá. Lúc này, dù có uống thuốc trị đầy hơi hay đau bụng cũng không giải quyết được vấn đề. Các tốt nhất là bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được trợ giúp.
Khó tập trung: Người hay bị căng thẳng rất khó tập trung vào công việc.
Rụng tóc: Theo các chuyên gia, căng thẳng có thể gây ra tình trạng rụng tóc. Cũng giống như các vấn đề về tiêu hoá, bạn không thể giải quyết vấn đề bằng thuốc mà cần phải đến gặp bác sĩ tâm lý để được trợ giúp.
Nhức đầu: Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân nhưng đôi khi lại xuất phát từ những lần căng thẳng cảm xúc mà bạn gặp hàng ngày. Tuy uống thuốc có thể hạn chế cơn đau đầu nhưng đây không phải là cách giải quyết lâu dài, triệt để. Trong tình huống này, bạn cần đi gặp bác sĩ.
Vấn đề về giấc ngủ: Căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ. Vì vậy, bạn cần loại bỏ căng thẳng càng sớm càng tốt nếu không muốn cơ thể bị kiệt quệ.
Bệnh tim mạch: Căng thẳng mãn tính là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch.