Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cúng ông Công, ông Táo trước hay tỉa chân nhang trước để tránh đại kỵ?

Ngày nay, một số điều kiêng kỵ trong ngày cúng Táo quân về trời không còn được chú ý như trước, do đó nhiều gia đình vẫn băn khoăn về việc cúng ông Công, ông Táo trước hay tỉa chân nhang trước?

Sửa soạn bàn thờ

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu văn hóa, để đón Tết Âm lịch, gia chủ sẽ bao sái ban thờ để sửa soạn đón năm mới, cùng với đó là lễ cúng ông Công, ông Táo.

Ai cũng có thể bao sái ban thờ, tuy nhiên nếu trong nhà chọn được người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng thì rất tốt, bởi ban thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.

 Tỉa chân nhang là việc làm quan trọng nhất khi bao sái ban thờ chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo.

Trước khi bao sái ban thờ, gia chủ nên sắm đĩa hoa quả tươi đặt lên thắp hương, xin phép quan thần linh và gia tiên biết việc thời gian bao sái ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh để con cháu thực hiện công việc (nhiều gia chủ làm việc này từ hôm trước). Sau đó, lau chùi ban thờ bằng nước sạch, rồi lau lại bằng rượu gừng, nước thơm.

Bao sái ban thờ nên làm vào cuối tháng, trước khi làm lễ cúng Táo quân chầu trời.

Tỉa chân hương trước hay cúng ông Công, ông Táo trước?

Tỉa chân hương là việc làm quan trọng nhất, cần được thực hiện cẩn trọng và thành kính khi bao sái ban thờ.

Các chuyên gia tâm linh cho rằng, việc tỉa chân hương cuối năm đón Tết Nguyên đán thích hợp nhất là sau lễ tiễn Táo quân chầu trời, bởi các cụ xưa cho rằng lúc đó các Táo đi vắng cần tranh thủ bao sái ban thờ, bát hương.

Sau khi thắp hương xin phép, sẽ tỉa từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất, thường để lại số lẻ: 3, 5, 7, 9.

Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe hãy vùi, bởi các cây non rất dễ bị chết).

Bao sái ban thờ và tỉa chân hương xong cần thắp hương cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.

Việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương thường được các gia đình làm vào cuối năm và nếu thấy cần thiết thì làm vào cuối tháng, trước ngày gia đình có giỗ chạp…

Bài cúng ông Công, ông Táo

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Video: Cách làm canh sườn non ngũ sắc cho ngày Tết ông Công, ông Táo

Kiều Mi - Minh Khang

Tin mới