Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Chuyện lạ: Không có tử cung vẫn sinh con thành công

Ca sinh đầu tiên được thực hiện do ghép tạng tại Texas, đã đánh dấu một cột mốc mới cho y học tại Hoa Kỳ

Người phụ nữ trong ca sinh này là người không có tử cung, tuy vậy hiện cô vừa mới sinh được một em bé kháu khỉnh tại Trung tâm Y tế Đại học Baylor ở Dallas sau khi nhận tử cung từ một nữ y tá 36 tuổi sống gần bệnh viện.

Phát ngôn viên bệnh viện, ông Craig Civale đã thông báo xác nhận vào thứ Sáu vừa rồi về ca sinh hiếm có này.

Sự đột phá của trường hợp này là kết quả của nhiều năm nỗ lực tại các bệnh viện khác nhau trong quá trình cấy ghép tử cung, điều này mới chỉ thành công ở Thụy Điển. Phòng khám Cleveland ở Ohio đã trở thành tiêu điểm vào đầu năm 2016 sau khi thực hiện ca ghép tử cung từ một người đã chết hiến tặng, tuy nhiên sau vài ngày, bệnh viện buộc phải phẫu thuật cắt bỏ do phần tử cung bị nhiễm nấm và có hiện tượng đào thải bên trong cơ thể bệnh nhân.

Vào tháng 10 năm 2016, Trung tâm y tế Baylor công bố  đã thực hiện 4 lần cấy ghép tử cung từ những người hiến tạng khỏe mạnh, một cách tiếp cận giống như ở Thụy Điển. Mặc dù 3 ca đầu đã phải gỡ bỏ do lưu thông máu kém, tuy nhiên một ca đã thành công xuất sắc.

Nghiên cứu của Baylor đang được tiến hành trong nhiều năm, và số lượng ghi danh lên đến 10 phụ nữ cấy ghép tử cung.

Nhưng theo tạp chí Times, trong báo cáo đâù tiên về số lần sinh con tại Mỹ, đã có 8 ca cấy ghép được thực hiện và một người phụ nữ khác đang mang thai.

Với 4 trường hợp đầu, người hiến tạng không có quan hệ máu mủ tới người nhận, Trong khi ở trường hợp thành công tại Thụy Điển, người cho tử cung chính là mẹ hoặc chị em gái của bệnh nhân.

Nữ y tá hiến tạng có tên Taylor Siler, 36 tuổi cho biết: “Tôi có một gia định đầy đủ và hạnh phúc, trong khi những người khác đang phải đấu tranh từng ngày để có con, và tôi rất đồng cảm với họ. Nếu như tôi có thể giúp họ có thêm lựa chọn, thì đó là một điều tuyệt vời.”

Một bác sĩ ở Thụy điển, Mats Brannstrom, người tham gia ca ghép tử cung thành công đầu tiên cho biết, vào năm ngoái, anh đã thực hiện thêm 5 ca sinh từ người phụ nữ được ghép tạng

Có ít nhất 16 ca ghép cấy tử cung trên toàn thế giới, trong đó trường hợp sử dụng người hiến tạng đã qua đời ở Cleveland phải phẫu thuật loại bỏ do biến chứng. Tháng trước, bệnh viện Penn Medicine ở Philadelphia cũng đã tuyên bố rằng cũng sẽ tiến hành ca cấy ghép tử cung đầu tiên.

Những người hiến tạng có thể đã qua đời hoặc vẫn còn sống, và nghiên cứu tại Trung tâm Baylor nhằm mục đích sử dụng cả hai. Các bác sĩ hy vọng rằng việc cấy ghép tử cung sẽ giúp khoảng một ngàn phụ nữ không có tử cung được phẫu thuật.

Để thực hiện nghiên cứu của Baylor, những người phụ nữ phải nằm trong độ tuổi từ 20 đến 35 và có buồng trứng khỏe mạnh, bình thường. Họ sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm để sản xuất phôi có thể đông lạnh cho đến khi họ sẵn sang để thử thai.

Sau khi cấy ghép tử cung, phôi sẽ được đưa vào cấy ghép sau ít nhất 1 năm để đảm bảo tử cung hoạt động tốt. Các em bé được sinh ra nhờ phương pháp cấy ghét tử cung sẽ phải lựa chọn hình thức đẻ mổ.

Tuy nhiên, tử cung không sử dụng được mãi mãi, có nghĩa là những người phụ nữ được cấy ghép phải dùng các loại thuốc mạnh để ngăn ngừa sự đào thải của cơ thể. Và những loại thuốc này sẽ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe, do đó, tử cung sẽ được loại bỏ sau 1 đển 2 lần mang thai thành công.

Video: Mẹ không tử cung, làm sao sinh con?

Hiệp hội Y học Sinh sản tại Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố vào thứ 6 vừa rồi đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử Y khoa.

Những người phụ nữ khi sinh ra đã không có tử cung, thì “cấy ghép là cách duy nhất giúp họ có thể mang thai”. Hiệp hội đang triệu tập thêm các chuyên gia để phát triển các chương trình hướng dẫn dịch vụ này.

Thùy Trang

Tin mới