Video: 6 cách xem nhật thực một phần diễn ra ngày 21/6
Người yêu thiên văn Việt Nam đang chuẩn bị sẵn sàng để quan sát nhật thực một phần chiều nay. Nhiều người mong muốn ghi lại hiện tượng thiên văn kỳ thú này bằng hình ảnh, nhưng điều đó không đơn giản như chụp ảnh phongu cảnh bình thường.
(Ảnh minh hoạ)
Nếu muốn chụp ảnh hay quay lại những khoảnh khắc hiếm có này, bạn cần máy ảnh có độ zoom tương đối nhưng phải được lắp bộ lọc chuyên dụng cho quan sát Mặt trời. Bạn cũng có thể lắp máy ảnh qua kính thiên văn loại nhỏ, kèm theo đó là bộ lọc chuyên dụng.
Về thao tác chụp ảnh, dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:
- Đầu tiên, đặt máy ảnh lên giá ba chân vững chắc và lấy nét cho máy ảnh bằng tay, thiết lập lấy nét đến vô cực.
- Nếu bạn đang sử dụng kính viễn vọng lắp trên một chân xích đạo, bộ điều khiển chạy điện sẽ theo dấu Mặt trời để giữ nó ở vị trí trung tâm của máy ảnh trong suốt quá trình nhật thực.
- Lắp bộ lọc cho ống kính xuyên suốt các pha một phần cả khi chụp ảnh lẫn quan sát an toàn.
- Chụp ảnh Mặt trời giữa trưa ở khẩu độ cố định (chọn khẩu độ ống kính ở giữa khoảng f/8 và f/16) sử dụng tốc độ cửa trập từ 1/4000 giây tới 1/30 giây.
- Xem các độ phơi sáng, chọn sự kết hợp tốc độ cửa trập/khẩu độ ống kính phù hợp nhất để chụp ảnh các pha một phần của nhật thực.
- Sử dụng chức năng biểu đồ của máy ảnh để đánh giá độ phơi sáng phù hợp nhất. Biểu đồ không nên để chạm vào các rìa mà nên nằm về phía đầu trên của các giá trị độ sáng. Vì độ sáng của mặt trời không đổi xuyên suốt các pha một phần nên không cần bù phơi sáng.
- Trong trường hợp thời điểm diễn ra nhật thực trời âm u, bạn cũng có thể chọn bù trừ phơi sáng bằng cách thêm một nấc khẩu độ để đảm bảo chụp được nhật thực với độ phơi sáng hoàn hảo.