Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Châu Phi công bố đề xuất hoà bình 10 điểm nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Các nhà lãnh đạo châu Phi vừa công bố đề xuất hòa bình 10 điểm nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt gần 16 tháng qua tại châu Âu.

Đây là lần đầu tiên châu Phi tham gia vào các nỗ lực hoà giải giữa Nga và Ukraine kể từ khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022. Sứ mệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với châu lục vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp thực phẩm và phân bón từ Nga và Ukraine.

Đề xuất bao gồm một giải pháp cho xung đột, đàm phán hòa bình bằng các phương pháp ngoại giao, giảm leo thang tình hình, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và dân tộc theo Hiến chương Liên hợp quốc, đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia, đảm bảo xuất khẩu ngũ cốc, phân bón và các mặt hàng khác.

Xung đột Nga - Ukraine kéo dài chưa có hồi kết. (Ảnh: Reuters)

Theo Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, cuộc xung đột đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nước châu Phi khi khiến giá ngũ cốc và phân bón tăng vọt.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết: "Đây thực sự là một sứ mệnh lịch sử trong việc tìm kiếm hòa bình. Chúng tôi tin rằng đây là một tiến trình rất phức tạp, đòi hỏi tất cả các quan điểm phải được đưa lên bàn thảo luận. Chúng tôi ở đây để lắng nghe các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine. Và chúng tôi thực hiện các nỗ lực với sự tôn trọng  sâu sắc. Dù ở cách xa hàng nghìn km là các quốc gia châu Phi, song châu Phi cũng có thể cảm nhận được tác động của cuộc chiến này".

Phái đoàn hoà giải châu Phi, gồm các Tổng thống Senegal, Nam Phi và Zambia, cùng với Thủ tướng Ai Cập và các phái viên hàng đầu của Cộng hoà Congo và Uganda. Phái đoàn đại diện cho nhiều quan điểm khác nhau của châu Phi về cuộc xung đột.

Nam Phi, một thành viên của nhóm các nền kinh tế đang phát triển BRICs cùng với Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, nằm trong số các quốc gia từng bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc hồi năm ngoái về việc lên án chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine. Trong khi đó, Uganda, dù là một đồng minh của Mỹ về an ninh khu vực ở Đông phi, song cũng nhiều lần nhấn mạnh về tình hữu nghị với Nga, cũng như lập trường trung lập trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Cuối tháng 2 vừa qua, Trung Quốc cũng đưa ra một đề xuất hoà bình, song Ukraine và các đồng minh phương Tây lại bác bỏ kế hoạch này và các bên vẫn chưa thể tiến gần hơn tới một lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, với lập trường trung lập được thể hiện trong suốt hơn 1 năm qua, vai trò hòa giải của các quốc gia châu Phi được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả.

Thu Hoài (VOV1)

Tin mới