Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cần sớm có chính sách 'mở đường' xe điện, dừng lưu hành xe năng lượng hóa thạch

(VTC News) -

Để thúc đẩy chuyển đổi xanh, các chuyên gia đề xuất chính phủ cần nhiều cơ chế, chính sách "mở đường" cho thị trường xe điện tại Việt Nam.

Trong khi đó, đề xuất tiếp tục giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp lại giúp doanh số các loại xe xăng, xe chạy dầu trong nước tăng, đi ngược với xu hướng "xanh hóa" phương tiện giao thông đã được đề ra.

Cần chính sách nhất quán phát triển “xe xanh”

Chuyển đổi xanh giờ đây không chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia nào, mà là trách nhiệm chung của toàn thế giới. Với các nước phát triển, những hành động giúp giảm phát thải CO2 bắt đầu từ hơn 10 năm trước, còn tại Việt Nam giờ đây mới bắt đầu thực hiện chuyển đổi xanh.

Thách thức lớn nhất với Việt Nam thời điểm này là cần sớm hoàn thiện khung thể chế, pháp lý, chính sách trong quá trình chuyển đổi xanh, hướng tới số phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tại Báo cáo "Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến Phát thải ròng bằng không" (EOR-NZ) do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) kết hợp cùng Cục Năng lượng Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch vừa phát hành. Các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần nhanh chóng điện hóa các phương tiện vận tải để giảm tác động đến khí hậu và môi trường một cách hiệu quả về chi phí.

Để từng bước đạt được mục tiêu Net Zero, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng trước mắt cần có sự đồng lòng trong phát triển "xe xanh". "Trước hết là từ Chính phủ, tại sao Chính phủ không đề ra một chương trình cho mình là đến năm bao nhiêu tất cả xe công phải dùng xe xanh, xe dùng điện chứ không dùng xe khác nữa", bà Lan nêu quan điểm.

Chính vì cần có sự đồng lòng và nhất quán về chính sách để đạt được mục tiêu giảm phát thải, nên việc giảm lệ phí trước bạ đối với xe xăng sản xuất, lắp ráp trong nước liên tục trong những năm gần đây đang gây lo ngại đi ngược với các khuyến nghị kể trên.

Sớm có lộ trình dừng lưu hành xe năng lượng hóa thạch

Bà Nguyễn Thị Phương Hiền (Phó Viện trường Viện Chiến lược GTVT,  Bộ Giao thông Vận tải).

Theo bà Nguyễn Thị Phương Hiền (Phó Viện trường Viện Chiến lược GTVT - Bộ Giao thông Vận tải), đến nay Chính phủ đã có chủ trương mạnh mẽ, rõ ràng về chuyển đổi xe điện. Tuy nhiên chính sách hỗ trợ chỉ đang dừng ở việc phí tiêu thụ đặc biệt và thuế trước bạ. Thời gian tới còn rất nhiều việc phải làm về chính sách để thực hiện việc chuyển đổi xanh hiệu quả.

Phó Viện trường Viện Chiến lược GTVT dẫn chứng một số hình thành công về chuyển đổi xe điện ở một số nước cần phải có hạ tầng trạm sạc. Đầu tư cho trạm sạc, mang lại lợi ích bằng 1,5 lần đầu tư cho xe điện. Vì vậy những nỗ lực của Chính phủ về chính sách hỗ trợ chuyển đổi xe điện nên tập trung hỗ trợ xây dựng trạm sạc.

Việc chuyển đổi xe điện có thành công hay không, theo chuyên gia quyết định đến từ người dân. "Ngoài những chính sách khuyến khích các nhà sản xuất xe điện, đặc biệt là các đơn vị trong nước, Chính phủ cần sớm có lộ trình dừng sản xuất, lưu hành các phương tiện dùng năng lượng hóa thạch. Khi đó người dân cũng cần nhìn nhận được lợi ích sử dụng xe điện, từ đó quyết định sử dụng phương tiện cho tương lai.

VinFast là đơn vị tiên phong giúp Việt Nam nằm trong những nước có đơn vị sản xuất xe thuần điện trong nước, từ đó giúp Việt Nam chủ động hơn trong toàn bộ lộ trình trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh", bà Phương Hiền nói.

Theo báo cáo về việc kiểm kê phát thải, trong các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, năm 2014, đường bộ chịu trách nhiệm cho lượng phát thải CO2 lớn tới 80%. Sau 6 năm (năm 2020) lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ chịu trách nhiệm lên tới 85% lượng phát thải, tương đương với 32 triệu tấn CO2 trong tổng số 38 triệu tấn mà toàn ngành giao thông vận tải phát thải ra.

Theo thống kê, lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ chịu trách nhiệm lên tới 85% lượng phát thải, tương đương với 32 triệu tấn CO2 trong tổng số 38 triệu tấn mà toàn ngành giao thông vận tải phát thải ra.

Đặc biệt ở các thành phố lớn, ô nhiễm không khí (bụi mịn PM2.5) đang là vấn đề nóng, trong đó có những thời điểm ô nhiễm kéo dài ở các thành phố tập trung lượng phương tiện lớn như Hà Nội và TP.HCM. Qua theo dõi số liệu quan trắc mấy năm gần đây, tại Hà Nội, có thời điểm hơn 30% số ngày trong năm chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu và mức kém. Đáng lo ngại hơn là xu thế này không giảm mà ngày càng tăng. Nhiều người dùng từ “mùa ô nhiễm” thay cho “mùa đông” ở các tỉnh miền Bắc.   

Thành phố lớn nhưng lại bị uy hiếp bởi những hạt bụi mịn PM2.5 nhỏ li ti mang theo đầy chất độc hại với đường kính nhỏ hơn 2.5um, nhỏ hơn 30 lần sợi tóc con người. Chúng đặc biệt nguy hiểm vì có thể luồn sâu vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi, làm giảm chức năng của phổi, gây nên bệnh hen suyễn và ung thư phổi, xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Bụi mịn là nguyên nhân gây nhiễm độc máu nhau thai, khiến thai nhi chậm phát triển; trẻ sinh ra bị ít cân, nhiều khả năng bị suy nhược thần kinh và tự kỷ. 

Những "bước đi xanh" trong giao thông đường bộ đang giúp giảm mạnh lượng phát thải, khi Xanh SM phục vụ hơn 50 triệu lượt khách hàng sau một năm ra mắt, tạo ra hơn 300 triệu km di chuyển xanh. Theo tính toán từ bên thứ 3 độc lập, sự góp sức của cộng đồng đã cùng Xanh SM giảm phát thải đến 52.000 tấn CO2, tương đương 2,6 triệu cây xanh quang hợp trong suốt một năm.

Tính trung bình, cứ mỗi 16,8 km di chuyển bằng xe điện, khách hàng cùng Xanh SM cắt giảm được lượng khí thải CO2 tương đương với trồng mới 1 cây xanh. “Trồng” cây xanh thông qua lựa chọn phương tiện giao thông xanh cũng là đặc quyền của khách hàng Xanh SM, qua đó đóng góp thiết thực vào công cuộc chuyển đổi xanh của đất nước.

Trước những con số "xanh" kể trên, TS. Đào Trọng Tứ, chuyên gia môi trường - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu nhận định: "Đây là con số truyền cảm hứng rất lớn trong lĩnh vực phát triển xanh, là những con số thiết thực và đi vào thực chất của vấn đề, giúp cụ thể hóa câu chuyện chuyển đổi xanh ở nước ta.

Tuy nhiên mới chỉ là bước đầu trong công cuộc chuyển đổi xanh, đây không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn cho những đơn vị sản xuất xe điện tại Việt Nam".

La Thành

Tin mới