Độ tuổi dậy thì chính là dấu hiệu cho thấy con sắp bước độ tuổi “nổi loạn” với nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý. Do đó, phụ huynh cần phải trang bị cho mình những cách dạy con tuổi dậy thì hiệu quả để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn.
Trẻ khi bước vào độ tuổi dậy thì có rất nhiều sự thay đổi.
Sự khác biệt trong suy nghĩ giữa bố mẹ và con cái là điều dễ thấy trong nhiều gia đình hiện nay. Điều này khiến trẻ trở nên khó mở lòng và trò chuyện được với bố mẹ mình. Khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình cũng vì thế mà tách rời nhau.
Mỗi tuần từ 1-2 lần, bố mẹ nên dành thời gian riêng để trò chuyện, chơi với con và tuyệt đối không chú tâm vào việc khác. Bằng cách này, phụ huynh không chỉ củng cố được mối quan hệ tình cảm với con mà còn có thể dạy trẻ thêm một số kỹ năng giao tiếp cá nhân. Điều này rất cần đối với sự phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai.
Ở tuổi này, trẻ rất dễ nhạy cảm với mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Kể cả việc phụ huynh thường xuyên phát xét và so sánh con mình với những đứa trẻ khác cũng không phải là điều ngoại lệ. Lúc này, trẻ chỉ nhận thấy rằng, bố mẹ luôn hà khắc và không quan tâm đến mình.
Cho dù, ở trong bất kỳ trường hợp nào phụ huynh cũng không nên quá khó khăn và đề sao con nhà hàng xóm hơn con mình. Việc hiểu rõ những thay đổi về tâm sinh lý diễn ra trong tuổi dậy thì của con là cần thiết với nhiều bậc phụ huynh. Nhờ đó, bạn sẽ có cách dạy con hiệu quả.
Việc phán xét trẻ là điều không nên làm khi con bắt đầu bước vào độ tuổi này.
Điều dễ nhận thấy ở trẻ khi bước vào độ tuổi dậy thì đó là bắt đầu muốn ngưng nhận sự giúp đỡ từ bố mẹ mà thích được dựa vào bạn bè nhiều hơn. Cho nên, phụ huynh cần cân nhắc trước khi muốn lấy thông tin từ một trong số những bạn cùng trang lứa với con mình. Tránh để trẻ mất niềm tin vào bố mẹ khi biết được hành động này xảy ra.
Thời điểm này vai trò của phụ huynh trong thế giới của con cũng dần trở nên mờ nhạt. Đây là giai đoạn trẻ thực sự có những bí mật muốn giấu bố mẹ. Nếu phụ huynh càng quan tâm, tò mò tìm hiểu con từ bè bạn bao nhiêu thì con lại càng tỏ ra xa lánh, thờ ơ với bố mẹ bấy nhiêu. Do đó, phụ huynh hãy để con tự lập và làm những điều bản thân mong muốn.
Hãy để con tự làm mọi việc mà con thích, không nên can thiệp quá sâu.
Khi con chưa bước vào độ tuổi dậy thì, bố mẹ có thể nói chuyện thẳng thắn với con về mọi vấn đề diễn ra trong ngày như: “Hôm nay, con học thế nào?”, “Ở trường có chuyện gì không?” hay “Con làm bài kiểm tra tốt không?”. Thì giờ đây, khi con bước vào độ tuổi dậy thì mọi chuyện đã khác.
Ở tuổi này, việc bạn hỏi những câu hỏi trực tiếp như vậy sẽ khiến con khó chịu và cảm thấy thế giới riêng của mình bị xâm phạm. Phụ huynh có thể dùng một số cách gián tiếp để quan tâm trẻ như ngồi xuống bên cạnh, không đặt bất cứ câu hỏi nào, chỉ lắng nghe thôi. Hành động này có khả năng lấy được thêm nhiều thông tin về những bí mật mà con đang cất giấu. Thỉnh thoảng, bạn có thể chủ động chia sẻ hay đưa ra lời khuyên cho con nhưng đừng can thiệp hay cố giải quyết mọi vấn đề thay con.