Say xe là tình trạng nhiều người gặp phải, tuy nhiên việc say xe ở phụ nữ mang thai sẽ rất mệt mỏi vì các bà bầu thường không dùng thuốc.
Bà bầu bị say xe có ảnh hưởng đến em bé?
Nhiều chị em thắc mắc rằng trước khi có thai mẹ không hề bị say xe, nhưng đến khi mang thai thì bỗng nhiên say xe rất nhiều. Nguyên nhân, khi mang thai cơ thể của thai phụ sẽ có rất nhiều thay đổi, nhất là các hormone. Cho nên từ không say xe mà trở nên say xe là hoàn toàn bình thường.
Phụ nữ mang thai đi tàu xe bị say sẽ rất mệt mỏi vì các bà bầu thường không được dùng thuốc. (Ảnh minh hoạ)
Về vấn đề thai phụ bị say tàu xe có ảnh hưởng đến em bé trong bụng hay không, các chuyên gia đã đưa ra hai trường hợp:
Nếu bà bầu nôn trong thai kỳ nhưng lại không có cảm giác quá mệt mỏi, vẫn ăn uống và đi lại bình thường thì không có gì đáng phải lo lắng.
Trường hợp bà bầu nôn quá nhiều dẫn đến kiệt sức dẫn đến cần có sự can thiệp của y tế là do cơ thể của mẹ bị rối loạn điện giải bên trong. Lúc này, các bà bầu phải thực hiện các chuyến đi xa thì nên cân nhắc.
Rất hiếm trường hợp nôn trong thai kỳ ảnh hưởng đến em bé nên mẹ cũng không cần phải lo lắng nhiều.
Các cách chống say xe cho bà bầu hiệu quả
Các mẹ bầu khi mang thai cần cẩn trọng trong việc dùng thuốc. Trước khi sử dụng thuốc chống say xe cho bà bầu, các chị em có thể thử các cách dưới đây:
Ngoài ra, các bà bầu nên hạn chế những chuyến đi có thời gian di chuyển lâu từ 6 tiếng trở nên để tránh tình trạng tụ máu ở chân và khung xương chậu. Khi nào xe khách dừng lại thì bà bầu nên xuống xe vận động nhẹ nhàng, đi bộ để cơ thể thoải mái. Còn nếu xe chạy liên tiếp trong nhiều giờ đồng hồ thì cũng nên thỉnh thoảng lúc lắc cổ chân và tay để đảm bảo lượng máu được lưu thông.
Nếu những cách trên vẫn không hiệu quả, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Với những cách chống say xe hiệu quả cho bà bầu trên đây, hy vọng sẽ giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác nôn ói khi đi tàu xe trong các chuyến du lịch sắp tới.