Cùng với những điều kiện sống của hầu hết mọi người ngày càng được cải thiện, việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe cũng đã đầy đủ điều kiện hơn so với trước đây rất nhiều. Tuy nhiên, ngược lại với nguồn tài chính đi lên của bạn thì sức khỏe lại đi xuống, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh về dạ dày.
Xuất phát từ nhịp sống ngày càng tăng nhanh, nhiều người thường xuyên bỏ bữa sáng để ngủ nướng, làm việc quá giờ và thậm chí có khi không kịp ăn trưa, ăn tối…
Bệnh dạ dày vốn là căn bệnh rất dễ mắc nhưng lại không dễ điều trị và có thể hành hạ rất nhiều bệnh nhân, giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy, bệnh viêm dạ dày mãn tính là gì? Các triệu chứng như thế nào? Liệu có thể điều trị triệt để không?
Chúng ta cùng tìm hiểu lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa đăng tải trên kênh Family Doctor để hiểu cặn kẽ hơn.
Bệnh viêm dạ dày mãn tính có tỷ lệ mắc cao trong tất cả các bệnh lý về dạ dày, bệnh hay tái phát, khó chữa, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
(Ảnh minh họa)
Các triệu chứng ban đầu của viêm dạ dày mãn tính bao gồm khó chịu ở bụng trên, hơi đau dạ dày, cảm giác đầy bụng, đau bụng âm ỉ khi đi bộ và các triệu chứng khó tiêu như chán ăn, buồn nôn và thậm chí là nôn mửa. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm dạ dày không đặc hiệu.
Ngoài ra, đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mãn tính, nhất là khi dạ dày đã bị bào mòn thì tình trạng chảy máu rất phổ biến. Viêm dạ dày mãn tính rất dễ bị chẩn đoán nhầm trong giai đoạn đầu nên cần phải điều trị hết sức thận trọng.
(Ảnh minh họa)
Đây là câu hỏi phổ biến của hầu hết người bệnh, và bạn có thể lắng nghe những gợi ý sau đây.
1, Áp dụng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu, tránh thức ăn cay và kích thích, xây dựng thói quen ăn uống tốt, bỏ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, ăn chậm, ăn kỹ, ăn uống đủ chất có lợi cho tiêu hóa.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm mọi cách để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, tránh ăn quá no, tăng cường vận động nhẹ nhàng, đi bộ nhiều ngoài trời, tăng cường thể lực, đồng thời phát hiện và điều trị các nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính.
2, Tránh thái độ bi quan tiêu cực không cần thiết. Khi đã bị viêm dạ dày mãn tính, nhiều người sẽ càng lo sợ rằng viêm dạ dày sẽ gây ung thư.
Các phát hiện lâm sàng hiện nay chỉ ra rằng chỉ viêm teo dạ dày mới có mối liên quan nhất định với ung thư dạ dày, vì vậy chúng ta nên giữ thái độ lạc quan trong cuộc sống để tránh làm nặng thêm gánh nặng tinh thần và tâm lý. Điều này cũng tác động xấu đến sức khỏe của dạ dày, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của bạn.
3. Dùng thuốc điều trị: Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc hỗ trợ khả năng hoạt động của dạ dày, thuốc ức chế tiết acid và các thuốc khác để bảo vệ chức năng niêm mạc dạ dày, thúc đẩy phục hồi chức năng tiêu hóa, tạo môi trường tại chỗ mạnh để phục hồi niêm mạc dạ dày. Tránh sử dụng những loại thuốc có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị hư hỏng.
4. Các phương pháp điều trị khác
Đối với những bệnh nhân có triệu chứng dị sản đường ruột và loạn sản niêm mạc dạ dày, thông thường sẽ được cho uống vitamin C, E và axit folic, đồng thời tái khám định kỳ.
Nên phẫu thuật đối với trường hợp viêm dạ dày teo mãn tính có loạn sản nặng. Nếu là viêm dạ dày tự miễn, có thể tiêm vitamin B12 khi bị thiếu máu ác tính. Áp dụng các giải pháp hỗ trợ để giảm tỷ lệ tái phát của viêm dạ dày mãn tính, nâng cao chất lượng cuộc sống.
5. Bạn có thể chọn phương pháp điều trị triệu chứng bằng thuốc bắc (Đông y).
Cuối cùng, ngoài phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu không may bạn mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính thì cần chú ý đến chế độ ăn uống, phải cố gắng bỏ thuốc lá và rượu bia, luôn giữ tinh thần vui vẻ, thái độ lạc quan là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh thiết thực.