Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng thế nào?

(VTC News) -

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện gặp rất nhiều biển báo, trong đó có biển báo nguy hiểm và biển báo này có hình dạng thế nào?

Biển báo nguy hiểm là gì?

Các quy định pháp luật có liên quan chưa có định nghĩa cụ thể về biển báo giao thông, nhưng có thể hiểu biển báo giao thông là những biển hiệu được đặt trên đường để thể hiện các thông tin đến người tham gia giao thông.

Theo quy định tại Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT được chia thành 5 nhóm cơ bản: Biển báo cấm. Biển hiệu lệnh. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo. Biển chỉ dẫn. Biển phụ, biển viết bằng chữ.

Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT cũng có quy định cụ thể nhóm biển báo nguy hiểm là nhóm biển báo thông báo cho người tham gia giao thông nhìn thấy và biết trước được các nguy hiểm trên đường để  người tham gia có chủ động phòng tránh kịp thời.

Khi gặp biển báo nguy hiểm, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ của phương tiện đến mức cần thiết, chú ý quan sát xung quanh và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để xử lý những tình huống có thể xảy ra để tách xảy ra tai nạn.

Hình dạng chủ yếu của biển báo nguy hiểm là hình tam giác đều, viền đỏ, nền báo vàng.

Biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng hình tam giác đều, viền biển báo có màu đỏ, nền biển báo màu vàng, trên biển báo có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

Cụ thể, biển báo nguy hiểm chủ yếu sẽ có dạng hình tam giác đều, ba đỉnh của tam giác lượn tròn và có một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên tên (Ngoại trừ biển báo nguy hiểm số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới).

Kích thước của các hình vẽ cũng như màu sắc quy định trên biển báo nguy hiểm quy định tại Điều 16 và Điều 17 và Phụ lục C của Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.

Biển báo nguy hiểm đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn và có đủ thời gian để chuẩn bị, thay đổi tốc độ, thay đổi hướng nhưng không cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.

Biển báo nguy hiểm đặt thẳng đứng, mặt biển đối diện chiều đi, biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên đường xe chạy.

Trường hợp biển báo nguy hiểm đặt trên cột thì khoảng cách mép ngoài của biển cách mép phần đường xe chạy ít nhất là 0,5m và tối đa là 1,7m.

Biển báo nguy hiểm thường được đặt trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa các nút giao, các phương tiện qua nút giao phải đi vòng xuyến theo chiều mũi tên.

Biển báo nguy hiểm thường được đặt trước những nơi giao nhau có đèn tín hiệu. Nếu người tham gia giao thông khó quan sát thấy tín hiệu đèn giao thông để kịp thời xử lý, đặt biển báo nguy hiểm số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”.

Châu Thư

Tin mới