Năm 1988, tập đoàn sản xuất ôtô Hyundai của Hàn Quốc bỏ ra 1 tỷ USD để giành lấy quyền khai thác độc quyền "Khu nghỉ dưỡng núi Kumgang" trong 50 năm. Tuy nhiên, sau khi một nữ du khách Hàn Quốc bị một binh sĩ Triều Tiên nổ súng bắn chết vào tháng 7/2008, Hyundai phải ngừng tất cả các tour du lịch tới khu vực này.
Triều Tiên sau đó tuyên bố thu hồi khu nghĩ dưỡng này. “Chúng tôi cho rằng Hàn Quốc đã hoàn toàn từ bỏ quyền sở hữu khu tổ hợp này, vì vậy chúng tôi sẽ xử lý nó một cách hợp pháp”, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA thông báo và hạn cho các nhân viên Hàn Quốc trong 72 giờ phải rời khỏi phu phức hợp này. Bên cạnh đó, các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, phương tiện, máy móc theo đó sẽ thuộc quyền sở hữu của Triều Tiên.
Kể từ đó, khu nghỉ dưỡng này trở thành "thị trấn ma với lượng khách tham quan ít ỏi.
Mặc dù vậy, Triều Tiên vẫn thu về một khoản không nhỏ nhờ vào phí nhập cảnh của du khách và chi phí từ các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng và giải trí.
Dù vắng bóng du khách nhưng khu tổ hợp rộng 500 km2 này vẫn rất đầy đủ tiện nghi với khách sạn,
khu spa, trạm cứu hỏa, trung tâm tư vấn du lịch, sân golf, siêu thị, phòng khám…
Hồ Samil nhìn từ khu nghỉ dưỡng.
Nhìn vào vẻ hiu quạnh hiện tại ít ai có thể ngờ rằng nơi đây từng thu hút gần 2 triệu du khách Hàn Quốc từ năm 1998 đến năm 2008 với tour khám phá núi Kumgang.
Đây từng là nơi được kỳ vọng sẽ là địa điểm để các gia đình bị chia ly sau chiến tranh Triều Tiên có thể gặp lại nhau lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
Một quán cafe được thiết kế khá khác với phong cách thường thấy ở Triều Tiên.
Các sản phẩm bày bán thường thấy ở các gian hàng là gừng, mật ong. Các du khách có thể thanh toán bằng đồng euro nếu muốn.
Người bán hàng thừa nhận du khách người Pháp này là người "mở hàng" đầu tiên cho cừa hàng này trong nhiều tháng.
Mặc dù không mấy thu hút khách du lịch nhưng một số thông tin cho rằng Triều Tiên đang Triều Tiên đang chuẩn bị khởi động tuyến tàu du lịch từ Kumgang đến Vladivostok, Nga.