Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Áp lực công việc khiến nam giới mất phong độ, làm gì để giải tỏa?

(VTC News) -

Ngày nay, công việc bận rộn và áp lực cao khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng.

Với sự phát triển nhanh chóng không ngừng nghỉ của mọi hoạt động trong xã hội, con người dường như cũng bị cuốn theo vòng xoáy công việc và cuộc sống, khiến họ luôn cảm thấy căng thẳng, áp lực, không có thời gian chăm sóc cho bản thân mình. Sự nghiệp và cơm áo gạo tiền vẫn luôn là sức ép lớn đè nặng lên vai của nam.

Thực tế, nam giới phải đi làm để tạo ra của cải vật chất, tạo công ăn việc làm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Trước sự cạnh tranh gay gắt trong công việc, họ phải chịu rất nhiều áp lực về tâm lý.

Vậy đâu là lý do khiến nam giới đi làm lại bị áp lực tâm lý ngày càng cao như vậy? Nam giới dễ mắc phải những bệnh gì khi căng thẳng kéo dài? Làm thế nào để giúp giảm bớt căng thẳng và khiến họ có động lực hơn để đối mặt với những thách thức ở nơi làm việc?

Do nghiện công việc

Thời gian làm việc bình thường của một người bình thường từ 8 - 10 tiếng, và đó là tải trọng phù hợp cho sức khỏe của con người. Nếu bạn làm việc trên 12 tiếng mỗi ngày trong một thời gian dài, sẽ gây ra căng thẳng cho cơ thể, tạo gánh nặng lớn cho sức chịu đựng của cả thể xác và tinh thần.

Tham lam quá mức

Nếu ham muốn tiền bạc, của cải... quá mức thì chính lòng tham sẽ khiến thần kinh não bộ của bạn không còn thoải mái, bạn sẽ bị căng thẳng trong thời gian dài, tim và não vận động không bình thường bởi chúng sẽ phải tăng tốc, dẫn đến nhịp tim không vận động hài hòa với các chức năng sinh lý bình thường, từ đó sẽ làm tổn thương đến não bộ.

Không quen được với áp lực công việc cao

Do tính cách của bạn và sự vận hành của công việc không ăn khớp với nhau, công việc quá nhiều trong khi khả năng chịu đựng áp lực của bạn lại không cao sẽ gây ra căng thẳng.

Ở trong bầu không khí cạnh tranh gay gắt trong thời gian dài sẽ khiến tâm lý của bạn kéo theo đó cũng vô cùng căng thẳng, chán nản và thất vọng, dẫn đến trạng thái cảm xúc không ổn định, thăng trầm.

Khi không thể chịu nổi áp lực sự quá tải về mặt tinh thần này, bạn thường sẽ không thể kiểm soát được bản thân và dần mất tự chủ.

Khủng hoảng gia đình

Môi trường làm việc, môi trường xã hội, sự đánh đổi giá trị và định hướng tình cảm giữa các thành viên trong gia đình đều có thể che giấu và gây ra khủng hoảng gia đình.

Ngay cả khi không có lý do gì cho xung đột, căng thẳng có thể đến với bạn thông qua gia đình. Điều này khiến nhiều nam giới rơi vào tình cảnh cả ngày không vui, không hài lòng, đôi khi còn bồn chồn, mất tập trung.

Bệnh tật tấn công

Bệnh tật tấn công cũng dễ khiến người bệnh chán nản, mất tự tin trong cuộc sống. Áp lực bệnh tật đến từ nỗi lo mất đi cơ thể khỏe mạnh, mất tự tin về khả năng hồi phục.

Những căn bệnh nào thường gặp nhất ở nam giới tại nơi làm việc?

Uống rượu quá nhiều khiến nội tạng tổn thương

Theo kết quả kiểm tra sức khỏe trên 100.000 nam giới, tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ chiếm 22,28%. Tìm hiểu sâu hơn, phần lớn nguyên nhân là do nam giới thường có thói quen tụ tập uống bia rượu để “giải trí” vì công việc.

Một số nam giới thường bị căng thẳng, làm việc quá sức gây ra mệt mỏi, lo lắng, áp lực, khó ngủ và ít nhiều mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Nếu liên tục ra ngoài “ăn tối xã giao”, ăn uống không cân đối, sinh hoạt thất thường, chức năng miễn dịch kém,… cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tăng lượng lipid máu và tăng acid uric máu, dễ gây béo phì, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh nguy hiểm khác.

Môi trường làm việc khép kín trở thành mối nguy mới tiềm ẩn cho sức khỏe nam giới

Môi trường làm việc không thoải mái và cách quản lý quá cứng nhắc cũng có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng sức khỏe kém. Những bệnh phổ biến như tức giận vô cớ, khó chịu, thiếu năng lượng, ù tai, nhức mắt, suy nghĩ chậm chạp, mất ham muốn tình dục,… đều là những rủi ro của bệnh nghề nghiệp hiện nay.

Trong tình trạng áp lực kéo dài, bạn nên giảm khối lượng công việc, thay đổi những thói quen xấu, bổ sung thức ăn phù hợp như hàu, cá biển sâu, vitamin C, và quan trọng là phải ngủ đủ giấc. Trong tình trạng nặng hơn, bạn cần có sự can thiệp từ chuyên gia y tế có liên quan./.

Hồng Vân (VOV.VN)

Tin mới