Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ảnh: Ngắm bộ Cửu Đỉnh là báu vật quốc gia trong hoàng cung nhà Nguyễn

(VTC News) -

Bộ 9 đỉnh đồng đặt trong Thế Miếu (Đại Nội Huế) là một trong số những bảo vật quốc gia ở Huế được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng.

Tên 9 đỉnh là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, Huyền Đỉnh. Đây là một trong ba “báu vật quốc gia” ở Huế gồm: Cửu Đỉnh, Cửu Vị thần công và Chuông chùa Thiên Mụ, đã được Bộ VHTTDL xếp hạng. 

Các hình ảnh được chọn khắc trên Cửu Đỉnh là những ẩn ngữ của quá khứ, hàm chứa tư tưởng, triết lý nhân văn sâu sắc. Trên Cửu Đỉnh Vua Minh Mạng chọn khắc rất nhiều hình ảnh liên quan đến Triều Nguyễn. Về núi thì có núi Thiên Tôn ở Thanh Hóa. Núi Thiên Tôn được khắc ở Cao Đỉnh, là đỉnh lớn nhất, đứng đầu trong Cửu Đỉnh. Núi Thiên Tôn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Trong vùng núi có Gia Miêu ngoại trang là nguyên quán của dòng họ Nguyễn Phúc, là nơi phát tích của 9 Chúa và 13 Vua Vương triều Nguyễn. Trong núi có lăng Triệu tổ Nguyễn Kim và Lăng Đức Bà (vợ Nguyễn Kim).

Cuốn Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế (NXB Tri Thức 2011) cho rằng, là tượng đài văn hóa Việt, Cửu Đỉnh Huế quán xuyến cả các vì tinh tú trong vũ trụ và biển đảo đất nước. Mặt trời, mặt trăng, sao Bắc Đẩu, Nam Đẩu, rồi gió mưa, sấm chớp... là những hình tượng ẩn linh của không gian Việt. 

Cuốn sách trên cũng cho rằng, 17 hình ảnh khắc trên từng Đỉnh được xếp thành 3 tầng: trên - dưới - giữa như hình quẻ Càn. Theo nhà văn Dương Phước Thu thì tầng trên được khắc các hình ảnh liên quan đến không gian trên mặt đất. Tầng dưới khắc vũ khí, xe thuyền, bò sát, cá... Tầng giữa khắc sông, núi, biển... tượng trưng cho thiên văn địa lý. Các hình ở tầng giữa biểu hiện mối quan hệ giữa trời và đất, giữa siêu nhiên và trần thế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN).

Con gà đúc trên Chương Đỉnh (một trong Cửu Đỉnh) là hình tượng một con gà khỏe khoắn, đầy dũng khí và tạo hình sống động của linh cầm, mang ý nghĩa đại cát và bình an.

Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Đại Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 162 mảng hình trên Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XIX.

Có thể nói, Cửu Đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm, có giá trị nhiều mặt của văn hóa Huế nói riêng, Việt Nam nói chung.

AN PHÚ

Tin mới