Ăn rau dền có tác dụng gì? là băn khoăn của không ít người. Hãy tìm giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bài viết trên webiste Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, rau dền nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Nó là nhóm gồm hơn 60 loài ngũ cốc khác nhau và được trồng phổ biến trong khoảng 8000 năm ở nhiều nền văn minh trên thế giới, chẳng hạn như Maya, Inca và Aztec.
Rau dền được các nhà nghiên cứu phân loại là nhóm giả ngũ cốc (pseudocereal), nói một cách chính xác, đây không phải là loại hạt ngũ cốc giống như yến mạch hoặc lúa mì, nhưng nó có chung một bộ chất dinh dưỡng và được sử dụng theo những cách tương tự.
Vào mùa hè, rau dền trổ những bông hoa màu đỏ thẫm cực kỳ rực rỡ, tuy nhiên, hoa không phải là điểm thu hút chính của loài thực vật này, mà đó là hạt. Sau khi thu hoạch, hạt rau dền sẽ được sử dụng giống như các loại ngũ cốc khác, ví dụ như yến mạch và gạo. Loại hạt tự nhiên này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe, bao gồm protein, chất xơ, chất chống oxy hóa và một số vi chất khác.
Rau dền thường có vị thơm ngọt dễ chịu và có thể được sử dụng linh hoạt để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau. Đây cũng là lý do vì sao loài rau này lại trở nên ngày càng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ăn rau dền có tác dụng gì?
Bài viết của Bác sĩ Quang Minh trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, theo y học cổ truyền, rau dền đỏ vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, làm mát máu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt... Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh ăn rất ngon và ngọt.
Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: dền cơm, gai, trắng,… Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, có đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.
Bạn có thể chế biến rau dền thành các món ăn ngon miệng và dễ làm dưới đây:
Canh rau dền: có thể sử dụng rau dền kết hợp nấu với tôm nõn để tạo thành một món ăn cho mùa hè giúp giải nhiệt, mát gan, đồng thời giảm được các triệu chứng của nhức đầu, chóng mặt. ..
Rau dền đỏ xào tỏi: ăn rau dền đỏ có tác dụng gì? Rau dền nói chung và rau dền đỏ nói riêng đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đối với rau dền đỏ xào tỏi ngoài việc cung cấp chất xơ từ rau dền, còn bổ sung các thành phần dinh dưỡng đặc biệt từ tỏi làm cho món ăn trở nên bổ dưỡng và hấp dẫn.
Canh củ dền: củ dền nấu với thịt tạo nên món ăn ngon, ngọt đồng thời có tác dụng bổ máu.
Bác sĩ Quang Minh gợi ý một số bài thuốc Đông y thường sử dụng có rau dền như sau:
Bài 1: Phụ nữ sau sinh nóng trong, đại tiện không thông: Dền đỏ 50g, rửa sạch thái khúc, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày, 5 ngày một liệu trình.
Bài 2: Thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá: Dền đỏ 100g, dền cơm 50g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua.
Bài 3: Chữa huyết nhiệt sinh lở ngứa: Rau dền đỏ 20g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 16g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Bài 4: Trị kiết lỵ do nóng: Rau dền đỏ 20g, lá mơ lông 20g, rau sam 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng 20g, ăn trong vài ngày là khỏi có thể thêm rau sam.
Lưu ý: Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người, tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ăn rau dền có tác dụng gì?" rồi phải không.