Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ăn mặn sẽ khiến cho bạn đói hơn, chứ không phải khát hơn

Theo hai nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Investigation, khi ăn càng nhiều muối, con người càng uống ít nước hơn.

Trong nghiên cứu đầu tiên, một nhóm các nhà nghiên cứu toàn cầu thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR), Trung tâm Max Delbrück (MDC) và Đại học Vanderbilt đã tiến hành nghiên cứu 10 đối tượng nam giới tham gia Mars500, một dự án chung của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), Nga và Trung Quốc.

Dự án này được thiết kế để xem xét các nguy cơ về tâm lý và sức khoẻ của những người tham gia trong một nhiệm vụ đến sao Hỏa. Các đối tượng tham gia nghiên cứu bị cô lập trong một khoảng thời gian dài để các nhà khoa học có thể theo dõi trạng thái thể chất và tinh thần của họ.

Muối không làm chúng ta khát nước mà làm chúng ta đói hơn.

Trong một chuyến bay vào vũ trụ kéo dài 105 ngày, các nhà nghiên cứu đã giảm lượng muối ăn từ 12 gram xuống còn 9 gram, và sau đó là 6 gram, cứ sau 29 ngày lại giảm một lần.

Trong suốt 205 ngày của dự án Mars500, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm tương tự - thêm 1 bước nữa ở giai đoạn cuối, để các đối tượng tăng từ 6 gram muối mỗi ngày lên 12 gram mỗi ngày. Trong khi đó, các đối tượng sẽ đo lượng nước họ uống và lấy mẫu nước tiểu hàng ngày.

Nếu muối làm cho 10 đối tượng tham gia nghiên cứu cảm thấy khát, bạn sẽ nghĩ rằng họ phải uống nhiều nước hơn. Nhưng bản ghi chép của họ cho thấy, họ thực sự uống ít nước hơn khi ăn nhiều muối.

Đồng thời, họ ăn nhiều hơn và có thêm muối trong nước tiểu của mình. Tuy nhiên, nước tiểu của họ cũng tập trung hơn, cho thấy cơ thể đang giữ nước nhiều hơn bình thường.

Một chế độ ăn nhiều muối thường liên quan đến việc tăng lượng chất lỏng. Đó là lý do tại sao, các cơ quan y tế đã gợi ý rằng, chế độ ăn nhiều muối, ví dụ như những món ăn đã qua chế biến có thể góp phần tăng sự phát triển của bệnh béo phì bằng cách khiến chúng ta uống nhiều đồ ngọt và các đồ uống chứa nhiều caloric hơn, như soda.

Nhưng quan điểm đó chủ yếu dựa vào dữ liệu điều tra sau thực tế chứ không phải quan sát trực tiếp.

Để hiểu kết quả bất ngờ của nghiên cứu Mars500, các nhà khoa học đã chuyển nghiên cứu sang chuột. Họ đã chia chuột thành ba nhóm: Một nhóm có chế độ ăn với lượng natri thấp cùng nước máy, một nhóm có chế độ ăn với lượng natri cao cùng nước máy và nhóm còn lại có chế độ ăn natri cao với dung dịch muối trong bốn tuần liên tiếp.

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy, urê có thể chống lại khả năng hút nước của muối. (Ảnh: Cosmomagazine)

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy, urê, một chất được cơ thể thải ra để giải phóng nitơ đã tích tụ trong thận và chống lại khả năng hút nước của muối.

Tuy nhiên, việc tạo ra urê tốn khá nhiều năng lượng, điều này có thể giải thích cho một phát hiện khác cũng rất đáng ngạc nhiên: Trong khi những con chuột được ăn với chế độ ăn nhiều muối, chúng không uống nhiều nước mà ăn nhiều hơn. Có lẽ, cơ thể của chúng đang tìm kiếm nhiên liệu để tạo ra urê.

Điều quan trọng cần lưu ý là, một nghiên cứu trên chuột không thể nào trả lời hết các câu hỏi về đàn ông. Và một nghiên cứu trên 10 người đàn ông cũng không thể trả lời hết các câu hỏi về tất cả mọi người. Hãy để họ tự trả lời.

Video: Mục sở thị chế biến nước mắm, dấm, muối bẩn kinh hoàng ở Hà Nội

Mặc dù, phụ nữ cũng bày tỏ sự quan tâm của mình tới sao Hỏa, nhưng trong chuyến đi lên sao Hỏa 105 ngày cũng như 205 ngày của dự án Mars500 đều không bao gồm phụ nữ. Tương tự, tất cả các con chuột trong nghiên cứu cũng đều là chuột đực.

Nhưng nghiên cứu này cho thấy urê, vốn luôn bị coi là một loại chất thải, lại thực sự có thể thực hiện được chức năng giúp cơ thể của chúng ta xử lý muối trong khi giữ nước. Rõ ràng, đây là một lĩnh vực dinh dưỡng cần được điều tra thêm.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, bạn không nên sử dụng nó như một cái cớ để hạn chế tác hại của khoai tây chiên mặn bằng cách ăn nhiều khoai tây chiên hơn. Thay vì đó, tốt nhất vẫn nên uống một cốc nước.

Quỳnh Chi (Nguồn: Popsci)

Tin mới