Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ăn dứa có tốt cho hệ tiêu hóa?

(VTC News) -

Dứa là loại trái cây mùa hè được nhiều người yêu thích, ăn dứa có tốt cho hệ tiêu hóa không là thắc mắc của nhiều người.

Dứa có công dụng gì cho sức khỏe?

Quả dứa là trái cây miền nhiệt đới, có thể ăn trực tiếp, ép nước hoặc dùng làm các loại bánh. Dứa rất giàu chất xơ, vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, kali, magiê, canxi, bromelain. Dứa có những công dụng tiêu biểu dưới đây.

Giảm cân

Dứa có vị chua khi còn xanh và ngọt khi chín (Nguồn EDH)

Dứa có lượng lớn chất xơ, ít calo, giúp bạn no lâu. Khi bạn cảm giác no lâu, bạn sẽ giảm lượng thức ăn khác nạp vào cơ thể, từ đó đạt được hiệu quả giảm cân.

Chống hình thành huyết khối

Bromelain trong dứa có thể phá vỡ fibrin dư thừa, từ đó giúp chống đông máu và giảm tắc mạch máu, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Bromelain trong dứa tác dụng chống viêm hiệu quả. Từ năm 2020, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Bromelain có thể cải thiện chứng viêm khớp. Loại enzyme này ức chế phản ứng viêm như viêm khớp, viêm vết thương.

Ngoài các công dụng trên, dứa còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, tốt cho làn da, hỗ trợ phòng tránh ung thư.

Dứa có tốt cho hệ tiêu hóa?

Dứa chứa bromelain - hỗn hợp các enzyme tốt cho quá trình tiêu hóa. Các nghiên cứu hiện đại phát hiện ra những tác dụng của bromelain với sức khỏe con người.

Nó có thể giúp phân hủy protein, làm giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Bromelain cũng có thể làm giảm tác dụng của vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy.

Hàm lượng chất xơ trong dứa còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa và có tác dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên. Dùng dứa tráng miệng sau bữa ăn cũng mang lại cảm giác tiêu hóa dễ chịu.

Ăn dứa như thế nào để tốt cho tiêu hóa?

Bạn nên ăn dứa chín, chọn những quả tươi để ăn, gọt bỏ sạch vỏ và mắt. Tuy dứa tốt nhưng bạn cũng không nên ăn lượng quá nhiều cùng một lúc, tránh lượng đường trong máu tăng cao. Bạn cũng không nên ăn dứa khi đói, tránh gây hại cho dạ dày.

Thu Hiền (Nguồn: EDH & TVBS)

Tin mới