Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ấn Độ được dự đoán ​​trở thành nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu

(VTC News) -

Các nhà phân tích cho biết Ấn Độ có thể sớm vượt qua Nhật Bản và Đức vào năm 2030, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu.

Ấn Độ được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào cuối thập kỷ này, chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc, theo CNBC.

Báo cáo từ S&P Global ước tính, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa - tức GDP tính theo giá thị trường hiện tại mà chưa xét đến lạm phát - của Ấn Độ sẽ đạt trung bình 6,3%, cho đến năm 2030. Trong khi đó, báo cáo từ Morgan Stanley dự đoán GDP của Ấn Độ sẽ tăng hơn gấp đôi so với mức hiện tại vào năm 2031.

Ấn Độ được dự đoán ​​trở thành nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Các nhà phân tích của Morgan Stanley viết: “Ấn Độ có đủ các điều kiện để sẵn sàng cho sự bùng nổ kinh tế. Bên cạnh đó, việc các công ty triển khai hoạt động ra nước ngoài (offshoring), đầu tư vào sản xuất, quá trình chuyển đổi năng lượng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến, càng trở thành động lực đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế và thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới trước cuối thập kỷ này”.

Trong quý từ tháng 7 đến tháng 9, quốc gia Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái là 6,3%, trong khi quý từ tháng 4 đến tháng 6 được đánh dấu bằng mức tăng trưởng mạnh 13,5%. Kết quả có được phần nào nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ.

Theo các nhà phân tích của S&P, nền kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ chính sách tự do hóa thương mại và tài chính, cải cách thị trường lao động, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Các chuyên gia nhấn mạnh nỗ lực của chính phủ nước này để trở thành một trung tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài, một cường quốc sản xuất. Theo chuyên gia, công cụ chính sẽ giúp Ấn Độ đạt được mục tiêu là Chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLIS), nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Chương trình được giới thiệu vào năm 2020, dành ưu đãi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước dưới các hình thức giảm thuế và cấp giấy phép, cùng các biện pháp khuyến khích khác.

Báo cáo của S&P cho biết: “Rất có thể chính phủ đang tin tưởng vào PLIS như một công cụ giúp nền kinh tế Ấn Độ hướng xuất khẩu nhiều hơn và liên kết nhiều hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Phương Anh

Tin mới