Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ai trao cho Triều Tiêu công nghệ chế tạo vũ khí chỉ Nga mới có?

(VTC News) -

Triều Tiên khó có thể tự phát triển các công nghệ cần thiết trong việc chế tạo hệ thống tên lửa BZhRK, giống như Trung Quốc, họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Theo Svpressa, hầu hết dư luận Nga đều cảm thấy bất ngờ khi Triều Tiên trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới sở hữu các đoàn tàu hạt nhân (hệ thống tên lửa đạn đạo di động trên đường sắt – BZhRK) sau Nga và Trung Quốc. Điều này cũng cho thấy chương trình phát triển tên lửa của Bình Nhưỡng đã đạt được nhiều bước tiến mới.

Trước đó vào ngày 15/9, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) bất ngờ phát đi thông báo cho biết nước này vừa phóng thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo về phía vùng biển Nhật Bản từ một đoàn tàu lửa. Đi kèm với đó là hình ảnh một đoàn tàu lửa di chuyển ra vị trí phóng từ một đường hầm bí mật.

Từ một số đoạn video do KCNA công bố, đoàn tàu BZhRK của Triều Tiên có thiết kế đơn giản hơn so với của Nga, nó gồm hai toa tàu và một đầu máy diesel. Một toa đầu tiên chở theo kíp chiến đấu của hệ thống cùng các phương tiện kỹ thuật, còn toa thứ hai mang theo ít nhất 2 tên lửa.

Video: Triều Tiên thử nghiệm đoàn tàu hạt hạt nhân hôm 15/9

Sức mạnh đoàn tàu hạt nhân Triều Tiên

Có một điểm chung giữa các đoàn tàu BZhRK của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên là  được ngụy trang trông giống như các đoàn tàu lửa thương mại thông thường, điều này giúp khó bị nhận dạng từ trên không hay trước các phương tiện trinh sát không gian của kẻ thù.

KCNA còn mô tả các hệ thống tên lửa BZhRK là vũ khí chiến lược có tầm quan trọng đối với năng lực răn đe của nước này. Trong cuộc thử nghiệm hôm 15/9, tên lửa bắn xa hơn 800km và đạt độ cao khoảng 60.000m, với tầm bắn này tên lửa của Triều Tiên có thể vươn tới hầu hết các mục tiêu quân sự của Mỹ ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các hệ thống BZhRK của Nga hoặc Trung Quốc, tên lửa Triều Tiên có phần hơi lép vế. Điển hình như mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 Molodets của Nga, chúng có tầm bắn hơn 10.000km và có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.

Với tầm bắn 10.000km, khả năng Molodets bị đối phương phát hiện là khá thấp chưa kể việc nó có thể được triển khai lẫn trong các hệ thống đường sắt chằng chịt của nước Nga, chính điều này tạo nên tên tuổi của các đoàn tàu hạt nhân sau khi chúng được đưa vào phục vụ từ 1987.

Dù quân đội Nga hiện tại đã loại biên các hệ thống Molodets (từ năm 2008) nhưng chúng vẫn chưa bị tháo dỡ và nằm trong kho vũ khí chiến lược, Moskva cũng có kế hoạch phát triển các hệ thống BZhRK tiếp theo thay thế cho Molodets.

Một hệ thống tên lửa đạn đạo Molodets của Nga được trưng bày tại bảo tàng đường sắt Saint Petersburg.

Ai 'tiếp tay' cho Triều Tiên chế tạo BZhRK?

Về thiết kế hệ thống BZhRK của Triều Tiên giống như một phiên bản rút gọn của các đoàn tàu hạt nhân của Nga và chúng đại diện cho quyết tâm của Bình Nhưỡng trong việc duy trì khả năng răn đe quân sự trước các nguy cơ an ninh đến từ hệ thống căn cứ quân sự Mỹ được phân bố trải khắp Đông Bắc Á (chủ yếu ở Nhật Bản).

Nếu các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa di động của Triều Tiên được đặt trên các khung gầm đặc chủng có tầm bắn từ 10.000 đến 13.000km (Hwasong-14; Hwasong-15; Hwasong-16) tạo nên mối đe dọa trực tiếp đến Mỹ, thì các hệ thống tên lửa như BZhRK lại phù hợp với mục tiêu răn đe đồng minh của Washington trong khu vực.

Điều này có thể rõ qua tuyên bố của Triều Tiên khi nước này muốn nâng cấp cho các đơn vị trung đoàn tên lửa đường sắt lên thành cấp lữ đoàn trong tương lai gần, cũng như liên tục huấn luyện để thu thập kinh nghiệm cho xung đột thực sự.

"Quân đội cần chuẩn bị kế hoạch tác chiến nhằm triển khai hệ thống này ở nhiều khu vực trên đất nước", Nguyên soái Pak Jong-chon, ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên phát biểu trong hôm phóng thử nghiệm tên lửa từ BZhRK.

Điểm lạ là việc Triều Tiên tuyên bố thành lập các đơn vị BZhRK phía Mỹ không có phản ứng quá mạnh ngoài các tuyên bố lên án như thường lệ, trong khi động thái này của Bình Nhưỡng rõ ràng tạo ra một mối đe dọa không nhỏ cho các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản. Phải chăng Washington đã biết trước việc Triều Tiên thành lập các đơn vị BZhRK?

Đoàn tàu hạt nhân của Triều Tiên trong cuộc thử nghiệm gần đây. (Ảnh: KCNA)

Việc Triều Tiên bí mật phát triển và xây dựng các đơn vị BZhRK cũng khiến giới quan sát đặt ra câu hỏi ai đã giúp Bình Nhưỡng phát triển loại vũ khí phức tạp này? Dĩ nhiên mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Nga quốc gia đang sở hữu các hệ thống BZhRK.

Theo cựu Đại tá Sergei Khatylev, Tư lệnh lực lượng tên lửa phòng không thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt của không quân Nga, các kỹ sư Triều Tiên khó có thể tự phát triển các công nghệ cần thiết trong việc chế tạo hệ thống tên lửa BZhRK, giống như Trung Quốc, họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài thông qua các hệ thống thu thập thông tin tình báo quân sự.

Theo Svpressa, dù cái tên "Ukraine" không được Khatylev nhắc đến nhưng khó có thể gạt quốc gia này qua một bên, bởi Ukraine là “quê hương” của đề án phát triển BZhRK (từ thời Liên Xô). Ngoài ra đã có hơn một lần Ukraine bị chính Mỹ phanh phui những vụ rò rỉ công nghệ tên lửa cho Trung Quốc và Triều Tiên.

Có thể đây không phải là điều Kiev muốn nhưng nước này từ lâu đã không thể kiểm soát được tình trạng "chảy máu chất xám" trong ngành công nghiệp quốc phòng. Đặc biệt, Cục thiết kế Yuzhnoye nơi phát triển hệ thống tên lửa Molodets – đã không hoạt động trong nhiều thập kỷ do không có đơn đặt hàng từ chính lực lượng vũ trang Ukraine.

Những bộ óc xuất sắc nhất từ ​​Dnipro đã háo hức ra đi để kiềm tiền, họ tới Trung Quốc, Triều Tiên, thậm chí Iran để chế tạo tên lửa cho những phía sẵn sàng chi trả.

Vụ bê bối lớn nhất liên quan đến vấn đề này xảy ra vào năm 2017. Khi đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coates tuyên bố ông muốn đích thân giám sát quá trình điều tra Ukraine về những nghi ngờ cho rằng Kiev hợp tác với Triều Tiên để phát triển tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Cuộc điều tra này do các ủy ban tình báo của cả hạ viện và thượng viện Mỹ yêu cầu tiến hành theo khuôn khổ Đạo luật điều tra tên lửa đạn đạo Triều Tiên.

Dù chỉ lầ biến thể rút gọn của Molodets, đoàn tàu hạt nhân của Triều Tiên vẫn tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực. (Ảnh: KCNA)

CIA vào thời điểm ấy quan tâm đến cách thức Triều Tiên có được công nghệ sản xuất nhiên liệu tên lửa. Cuộc điều tra này đã gây ra một vụ khủng hoảng chưa từ có đối với chính quyền Ukraine.

Tuy nhiên, đã không có điều gì thảm khốc xảy ra với Kiev và thời điểm đó. Dường như Washington thấy không có lợi khi khuấy động một vụ bê bối có thể làm suy yếu vị thế địa chính trị của đối tác then chốt trong cuộc đối đầu với Nga.

Dẫu vậy, một sự vụ khác đã xảy ra. Vào ngày 28/5/2012, tại Dnipro, các nhân viên của phái đoàn thương mại Triều Tiên Ryu Song-chol và Ri Tae-gil đã bị kết án 8 năm tù sau khi cơ quan an ninh Ukraine cáo buộc hai đối tượng này tìm cách tiếp cận bí mật quốc gia của Kiev.

Sau khi cải trang thành khách du lịch, Ryu Song-chol cùng Ri Tae-gil đã từ Kiev đến Dnipro và bắt đầu chèo kéo các nhân viên đang đói khát của Cục thiết kế Yuzhnoye. Họ săn lùng các luận án khoa học về công nghệ xử lý nhiên liệu, ra giá cho mỗi bản sao lên tới 1.000 USD.

Từ những sự kiện trên, việc Washington tiếp nhận tin tức về hệ thống BZhRK của Triều Tiên một cách bình thản cho thấy họ đã ít nhiều biết về sự tồn tại của chúng từ trước đó. Theo Svpressa đánh giá, lý do khiến Mỹ không làm rùm beng việc Kiev không giữ được các bí mật vũ khí có thể là bởi "đứa con tinh thần" mới của Triều Tiên chưa thể vươn tới lãnh thổ Mỹ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trà Khánh

Tin mới