Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ai không nên ăn rau húng quế?

(VTC News) -

Húng quế là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, vậy ai không nên ăn rau húng quế?

Thành phần hoá học của rau húng quế

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Trần Ngọc Quế, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Toàn cầu cho biết, húng quế còn có tên khác là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái. Tên khoa học của chúng là Ocimum basilicum L, thuộc họ hoa môi (Labiatae).

Húng quế là cây thân thảo mọc quanh năm, mọc hoang dại hoặc được trồng, thân hình vuông, cao khoảng 40 - 60 cm, có khi cao hơn tùy chất đất và khoảng cách trồng. Lá hình xoan, mọc đối, các chồi thường hay đâm ra từ các nách lá nên cành húng quế thường xum xuê. Lá màu lục xanh có loại màu tím đen nhạt.

Hoa nhỏ màu trắng hay tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng từ 5 đến 6 hoa.

Quả chứa hạt đen nhánh khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh. Rễ mọc nông, ăn lan trên mặt đất.

BSCK2 Trần Ngọc Quế cho biết, húng quế chứa nhiều đạm (khoảng 6% lượng protein), nhiều axit amin quan trọng như tryptophan, methionine, leucine. Trong húng quế khoảng 0,4 - 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ, dễ chịu.

Ở nước ta hiện có nhiều vùng đã trồng trên quy mô lớn để cất tinh dầu dùng trong công nghiệp, chất thơm, mỹ phẩm… để sử dụng ở trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.

Húng quế tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được

Ai không nên ăn rau húng quế?

Rau húng quế tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn trang MNT cho biết, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một số nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn rau húng quế:

Người đang dùng thuốc làm loãng máu

Chỉ cần một muỗng canh húng quế có thể cung cấp 10,8 mcg vitamin K (vitamin K vai trò quan trọng trong quá trình đông máu). Số lượng này có thể chiếm đến 9% đến 12% nhu cầu hàng ngày của một người trưởng thành.

Mức độ cao của vitamin K có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống đông máu warfarin (coumadin). Bất kỳ ai sử dụng thuốc làm loãng máu nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng nhiều lượng húng quế.

Người có cơ địa dị ứng

Một số người có phản ứng dị ứng nếu ăn hoặc tiếp xúc với các loại thảo dược chứa tinh dầu như húng quế. Bất kỳ ai bị loại dị ứng này nên tránh húng quế và kiểm tra thực phẩm làm sẵn để đảm bảo rằng thực phẩm không có thành phần này.

Trường hợp bị nổi mề đay, sưng tấy hoặc khó thở sau khi ăn húng quế, nên được chăm sóc y tế khẩn cấp. Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể trở thành sốc phản vệ, một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Ai không nên ăn húng quế?". Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy hạn chế sử dụng húng quế nhé.

Hạ An (Tổng hợp)

Tin mới