Theo thống kê từ Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD), thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận thêm 106.265 tài khoản mở mới trong tháng 6.
Trong tháng vừa qua, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở thêm 106.417 tài khoản, chiếm phần lớn với gần 726.000 tài khoản mới mở từ đầu năm, nâng tổng số tài khoản giao dịch của nhóm nhà đầu tư này lên 7,9 triệu, tương đương 8% dân số chiếm 99,2% quy mô toàn thị trường.
Trong khi đó, lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ tăng thêm 163 trong tháng vừa qua, đạt 17.004 tài khoản.
Thị trường chứng khoán đạt mốc 8 triệu tài khoản, tương đương gần 8% dân số Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 6, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã lên tiến sát mốc 8 triệu, cao nhất từ trước đến nay. Lũy kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhóm này cũng đã tăng gần 726.000 tài khoản.
Với nhóm nhà đầu tư nước ngoài, lượng tài khoản mở mới của cá nhân và tổ chức lần lượt tăng 168 và 17 tài khoản tháng vừa qua.
Việt Nam đặt mục tiêu đạt 9 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, mục tiêu này hoàn toàn khả thi.
Trên thực tế, lượng gia tăng tài khoản mở mới trong tháng qua đã ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái. Trong đó, tình trạng thị trường chứng khoán liên tục biến động mạnh cũng ảnh hưởng phần nào đến tâm lý tham gia của các nhà đầu tư.
Trong tháng 6, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên HoSE, đạt kỷ lục gần 16.600 tỷ đồng. Xu hướng này vẫn kéo dài sang đầu tháng 7, nâng tổng giá trị bán ròng từ đầu năm lên 54.000 tỷ đồng (2 tỷ USD).
Giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HoSE đạt hơn 5,08 triệu tỷ đồng, tương đương 50,26% GDP năm 2023, giảm nhẹ so với tháng trước nhưng tăng đáng kể so với cuối năm ngoái. HoSE chiếm phần lớn giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 93,46%.
Thị trường chứng khoán tháng 6/2024 ghi nhận sự sụt giảm mạnh. VN-Index đóng cửa tháng 6 giảm 1,3% xuống còn 1.245,32 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản không có nhiều biến động, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên đạt 22.683 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với tháng trước và 3,8% so với mức bình quân 5 tháng gần đây.
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng mạnh mẽ với tổng giá trị 15.582,35 tỷ đồng. Đặc biệt tập trung vào các mã như FPT, VHM, HPG, VRE, VND, VCB, BID, MWG, TCB, GAS. Ngược lại, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với giá trị lên tới 16.591,8 tỷ đồng, chủ yếu ở nhóm cổ phiếu bluechip như FPT, VHM, VRE.
Dự báo trong thời gian tới, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục biến động do nhiều yếu tố tác động như tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và diễn biến thị trường chứng khoán toàn cầu. Nhà đầu tư cần thận trọng, có chiến lược đầu tư phù hợp để bảo vệ tài sản và tìm kiếm cơ hội sinh lời.