Không tắt đèn và điều hòa
Một lỗi mà gần như tất cả chúng ta đều mắc phải đó là rất hay quên tắt các thiết bị điện trong nhà. Những lúc vội vàng hay theo thói quen, để tiết kiệm thời gian làm mát điều hoà thì chúng ta thường để điều hòa chạy cả ngày cho đỡ mất công; hay là không tắt đèn trong phòng ngủ mỗi khi xem ti vi trong phòng khách. Hãy tạo thói quen gạt các công tắc khi có thể, không tốn bao nhiêu thời gian nhưng hoàn toàn giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền về lâu dài.
Không rút phích cắm của các thiết bị
Có những thiết bị hút điện trong nhà đang ngốn khá khá ngân sách gia đình của bạn. Ví dụ máy tính để bàn, bộ định tuyến wi-fi và tivi. Chúng là những thiết bị tiêu hao năng lượng ngay cả khi đang tắt nhờ hay "nguồn điện ảo".
Tiêu diệt những con 'ma cà rồng hút năng lượng' này bằng cách rút phích cắm ra khỏi ổ điện. Có một cách khác gọn nhẹ hơn đó là hãy cắm những thiết bị này vào một ổ điện chung để bạn có thể tắt từ xa tất cả các ổ cắm được kết nối chỉ bằng một lần rút phích.
Cho thức ăn nóng vào tủ lạnh hoặc để cửa tủ lạnh mở
Bạn phải để thức ăn nóng thành nguội rồi mới cho vào tủ lạnh. Để trực tiếp đồ nóng vào tủ lạnh sẽ dẫn đến hiện tượng ngưng tụ hơi nước, khiến thiết bị không được làm mát đúng cách. Điều đó sẽ khiến tủ lạnh phải hoạt động hết công suất để làm mát tủ trở lại, gây tốn rất nhiều điện.
Ngoài ra, để cửa tủ lạnh mở quá lâu cũng là một trong những lý do khiến tủ lạnh ngốn nhiều điện hơn. Lưu ý thêm ở các miếng đệm cửa tủ xem tình trạng đóng có kín không. Nếu miếng đệm bị hở thì phải sửa chữa ngay nếu không muốn phải bỏ thêm tiền điện.
Không thay bộ lọc máy lạnh
Bụi, nấm mốc và các chất ô nhiễm không khí khác có thể tích tụ nếu bạn không vệ sinh bộ lọc của máy điều hòa không khí thường xuyên, nói chung là không tốt cho bệnh dị ứng hoặc sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, điều đó có nghĩa là máy lạnh của bạn cũng phải làm việc gấp đôi để đẩy không khí lạnh đi qua. Kiểm tra các bộ lọc ít nhất mỗi tháng một lần, hãy làm sạch hoặc thay thế chúng nếu cần. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt hóa đơn tiền điện cũng như kéo dài tuổi thọ cho máy móc hơn.
Không dùng các thiết bị tiết kiệm năng lượng
Cho dù bạn đang tìm cách thay thế một thiết bị cũ hay trang bị điện cho nơi ở mới, hãy để ý nhãn năng lượng khi bạn ra ngoài mua sắm. Từ tủ lạnh đến máy điều hòa không khí và tivi, nhiều sản phẩm hiện nay được dán nhãn năng lượng cho biết mức độ tiết kiệm năng lượng của mỗi sản phẩm cũng như chi phí vòng đời.
Hãy chọn những loại có nhiều “sao” hơn (có nghĩa là chúng tiết kiệm năng lượng hơn). Điều này sẽ giúp giảm hóa đơn gia đình của bạn và cũng giảm phát thải khí nhà kính, gần như gấp đôi.
Không dùng bóng đèn LED
Bạn nên sử dụng bóng đèn LED thay cho bóng đèn sợi đốt. Bóng đèn LED không chỉ sử dụng ít công suất hơn (và ít hơn 85% điện năng) mà còn tạo ra cùng một lượng ánh sáng tốt hơn, chúng còn có tuổi thọ cao hơn.
Chắc chắn, bóng đèn LED có thể đắt hơn, nhưng bạn có thể sẽ tiết kiệm nhiều hơn cho hóa đơn tiền điện của mình. Để tiết kiệm hơn nữa, hãy chọn những sản phẩm cảm biến có thể sử dụng thông qua ứng dụng di động hoặc công tắc vật lý khi cần.
Giữ quá nhiều thức ăn thừa trong tủ lạnh
Khi bạn còn thức ăn thừa, đó không chỉ là lãng phí thức ăn, mà còn lãng phí cả công sức bạn bỏ ra cho bữa ăn cũng như thời gian mà bạn phải cất thức ăn trong tủ lạnh để giữ cho chúng không bị hỏng. Đảm bảo không để bị quên thức ăn thừa cũ trong tủ lạnh, bạn nên dán nhãn hộp đựng có ghi ngày “hạn sử dụng” hoặc có thói quen đặt thức ăn thừa ở phía trước kệ, ngang tầm mắt.