Dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Não của bạn cần nghỉ ngơi để chuẩn bị một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, tivi hay các thiết bị điện tử sẽ kích thích hoạt động của não. Ngoài ra, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng khiến việc sản xuất melatonin, một hormone chịu trách nhiệm duy trì giấc ngủ ngon bị ảnh hưởng.
Đồng hồ sinh học bị thay đổi: Mỗi người đều có nhịp sinh học và khả năng hoạt động của đồng hồ sinh học theo quy chuẩn giúp kiểm soát lượng thời gian nghỉ ngơi hàng ngày. Tuy nhiên, lịch làm việc dày đặc hay vui chơi quá mức kéo dài làm cho thời gian này bị thay đổi. Đây là nguyên nhân khiến bạn ngủ muộn hơn bình thường và rất khó đi vào giấc ngủ sâu.
Ăn quá nhiều trước khi ngủ: Một số nghiên cứu chứng minh rằng, ăn uống thất thường sẽ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, khó tiêu, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó, ăn nhiều trước khi đi ngủ cũng làm bạn khó giảm cân và gây ra tình trạng béo phì.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine: Khi lượng caffeien trong cơ thể tăng nhiều sẽ khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng và dễ bị rối loạn giấc ngủ. Theo các chuyên gia, caffeine không chỉ có riêng trong cà phê mà còn có ở nước tăng lực, một số loại trà hay soda…
Chế độ ăn không lành mạnh: Hàm lượng vitamin A, B1, D, magie, canxi hay kẽm thấp trong cơ thể có liên quan tới một giấc ngủ kém. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một chế độ ăn nhiều calo sẽ khiến bạn khó ngủ hơn là việc ăn nhiều chất xơ.
Không tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp người hay bị mất ngủ ngủ nhanh và ngủ sâu hơn. Bạn có thể tập thể dục bằng việc đi bộ, đạp xe đạp hay luyện aerobic…
Phòng ngủ quá bừa bộn: Nhiều người thường không để ý rằng, nghỉ ngơi trong căn phòng bừa bộn cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ. Theo các nghiên cứu, một người hay bị mất ngủ thường căn phòng của họ khá bừa bộn các đồ vật như quần áo, thiết bị điện tử, giấy tờ, sách hay tiếng ồn…