Không chỉ ngon miệng, những loại hạt này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ và đặc biệt tốt cho thận.
Hạt dẻ
Bài viết của BS Lê Thị Hương trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, hạt dẻ là loại hạt chứa tương đối ít calo, ít chất béo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin… Vì thế giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi.
Theo y học hiện đại, hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao giúp làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột. Hạt dẻ rất giàu vitamin và nhiều loại khoáng chất vi lượng như: canxi, sắt, magiê, phốtpho, mangan, đồng, selen, kẽm.
Ngoài ra, hạt dẻ còn là một nguồn kali tốt cho tim mạch, hình thành tế bào máu và ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt tính ôn, vào tỳ, vị, tác dụng bổ tỳ kiện vị, bổ thận cứng gân, trị bệnh đau lưng mỏi gối, bán thân bất toại, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra. Người Trung Quốc gọi hạt dẻ là “quả của thận”.
Hạt bí ngô và hạt dẻ rất tốt cho sức khoẻ
Hạt óc chó
Hạt hồ đào (hạt óc chó) bỏ vỏ cứng bên ngoài lấy nhân bên trong, tên thuốc là hồ đào nhục. Trong Đông y, hồ đào nhục có vị ngọt, béo, tính ấm, vào các kinh phế, can, thận. Điều trị thận khí hư. Gần đây có tài liệu cho rằng nhân của quả hồ đào có tác dụng điều hòa mỡ máu, tốt cho tim mạch.
Hạt thông
Hạt thông tác dụng nuôi dưỡng tim và thận, bổ máu, giữ ẩm cho da, giảm ho, thích hợp cho người già, lão hóa sớm, mất trí nhớ, chóng mặt, táo bón. Chúng ta nên thường xuyên thêm lượng đường thích hợp và ăn hạt thông vào bữa sáng.
Mè đen
Hạt vừng đen hay còn gọi là mè đen rất giàu lecithin, protein, vitamin E và nhiều loại khoáng chất. Thường xuyên ăn hạt mè đen sẽ tốt cho gan và thận.
Hạt bí ngô
Báo Lao động dẫn nguồn trang Aboluowang cho biết, hạt bí ngô không chỉ giàu protein mà còn chứa amphetalamin - loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người, là một chất hóa học giao tiếp với não và tế bào thần kinh.
Hạt bí ngô có tác dụng tốt cho thận, làm no lâu, cải thiện trí nhớ và sự nhanh nhẹn về tinh thần, giảm trầm cảm.
Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân tác dụng duy trì làn da khỏe mạnh, chứa amygdalin, dầu béo, protein và các axit amin tự do khác nhau. Chúng ta có thể ăn hạnh nhân để bổ sung các chất dinh dưỡng cho thận.
Đậu phộng
Lạc là cây lấy dầu giàu đạm, từ xa xưa được mệnh danh là quả trường sinh. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có ghi, lạc tác dụng bổ tì và dạ dày, bổ phổi, giải đờm, dưỡng khí, thông họng, giảm ngứa, thích hợp cho những người tì hư, thiếu cân, chán ăn, mệt mỏi và ho khan ít đờm.
Lưu ý, vỏ lạc tác dụng dưỡng khí, cầm máu mạnh hơn nên người cần dưỡng huyết có thể chọn lạc đỏ để ăn trực tiếp hoặc nấu cháo. Ngoài ra, nhân lạc ngâm giấm, đun nước sôi hãm với vỏ lạc còn có tác dụng hạ huyết áp nhất định.
Trên đây là 6 loại hạt rất tốt cho sức khoẻ, bổ thận. Hãy thường xuyên bổ sung những loại hạt này trong chế độ ăn uống hàng ngày nhé.