Một số người sẽ bị phù nề một số bộ phận trên cơ thể và thậm chí sưng mắt sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, tình trạng này có thể thuyên giảm sau các hoạt động bình thường trong ngày. Nhưng nếu vấn đề này kéo dài, bạn cần cảnh giác, nó có thể là một triệu chứng của bệnh thận.
Ví dụ, buổi sáng ngủ dậy thấy mắt sưng húp, nhưng bạn nhận thấy rằng tối hôm trước cũng không uống nhiều nước, hoặc không có vấn đề gì bất thường, thì chính là một dấu hiệu bạn cần đề phòng bệnh thận.
Chứng bị phù do thận thông thường là dạng phù lõm, khi dùng ngón tay ấn vào sẽ có lỗ hõm xuống trên da, rất lâu mới hồi phục lại trạng thái bình thường (tổ chức dưới da đàn hồi kém).
Dấu hiệu thường thấy là phù mặt và chi dưới, thường bắt đầu từ mi mắt, kèm theo triệu chứng tăng tiểu tiện và tiểu đạm.
Các bệnh thường gặp bao gồm viêm thận mãn tính, suy thận, bệnh thận do đái tháo đường và viêm thận bể thận. Khi bị bệnh thận, độ lọc cầu thận giảm, ống thận có thể tái hấp thu nước và natri gây ra hiện tượng giữ nước và natri, đồng thời có một lượng lớn nước bị giữ lại ở khoảng kẽ.
Các triệu chứng của bệnh thận
1. Nước tiểu có nhiều bọt, tiểu ra máu
Nước tiểu có bọt và tiểu ra máu là triệu chứng ban đầu của bệnh thận, khi đi tiểu thấy có nhiều bọt nhỏ, lâu không tan (biến mất) hoặc tiểu ra máu, bạn cần chú ý và đi khám bệnh để xét nghiệm nước tiểu định kỳ một cách kịp thời.
2. Mệt mỏi về thể chất
Khi chức năng thận suy giảm, các chất thải trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu, đồng thời erythropoietin bị giảm có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở thận, biểu hiện chính của người bệnh là giảm sức lực, cơ thể mệt mỏi và suy nhược toàn thân.
3. Không có cảm giác thèm ăn
Khi mắc phải các vấn đề về thận, chẳng hạn như hội chứng thận hư, người bệnh có thể gặp phải hàng loạt các triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy bụng, kém ăn. Nếu thận bị suy, có quá nhiều chất độc tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra cảm giác buồn nôn, nôn và chán ăn.
4. Số lần đi tiểu tăng lên rõ ràng
Trong những trường hợp bình thường, mỗi ngày đi tiểu từ 4 đến 6 lần, ngoại trừ việc uống quá nhiều nước vào ban đêm, thì thông thường sẽ không cần phải dậy vào ban đêm để đi tiểu tiện.
Nhưng nếu thường xuyên đi tiểu trong ngày có thể là bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bạn đi tiểu thường xuyên hơn trước khi đi ngủ, bạn cần cảnh giác với bệnh thận.
5. Thiếu máu
Thận không chỉ loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể mà còn tiết ra erythropoietin. Khi chức năng thận suy giảm, erythropoietin giảm có thể dẫn đến thiếu máu. Khi bị thiếu máu không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thận kịp thời.
6. Đau lưng dưới
Sỏi thận, thận đa nang, hoặc có nang thận đều có thể gây đau lưng. Các bệnh trên nếu không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến suy thận.
Ngoài ra, ở những bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp, gút, nếu không kiểm soát tốt bệnh thì chức năng thận cũng sẽ bị tổn thương, những bệnh nhân trên cần theo dõi chức năng thận thường xuyên.
Lời khuyên thêm:
Không nên lạm dụng các loại thuốc có thể dẫn đến gây độc cho thận, không nên ăn quá nhiều thực phẩm nhóm chất đạm, muối để không tăng gánh nặng cho thận.
Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn để kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu. Làm xét nghiệm nước tiểu, creatinin máu và nitơ urê máu 6 tháng một lần.