Trẻ sơ sinh có ký ức: Hầu hết ký ức đầu tiên con người nhớ không phải ký ức sớm nhất chúng ta có. Thực tế, bộ não con người bắt đầu phát triển ký ức khi chúng ta mới chỉ là trẻ sơ sinh. Khi đó, những ký ức này được gọi là "trí nhớ nhận dạng". Nó cho phép trẻ sơ sinh xác định các âm thanh và một số góc nhìn cụ thể như giọng nói và khuôn mặt của cha mẹ. Một số nhà nghiên cứu tin rằng trí nhớ nhận dạng phát triển mạnh mẽ và sẽ lưu lại khi con người đã trưởng thành. Tuy nhiên, hầu hết con người không thể nhớ những ký ức rõ ràng khi còn là trẻ sơ sinh, họ chỉ nhớ những khía cạnh nhất định như khuôn mặt, mùi hương. (Ảnh: Bebépolis)
Trẻ 6 tháng tuổi có thể ghi nhớ từ cơ bản: Trí nhớ ngắn hạn đóng vai trò lưu trữ, xử lý thông tin trong thời gian ngắn. Loại trí nhớ này liên quan khả năng học và hiểu thông tin của con người. Trí nhớ ngắn hạn thường bắt đầu phát triển khi trẻ mới chỉ 6 tháng tuổi. Một đứa trẻ 6 tháng tuổi không thể hiểu rõ ràng ngôn ngữ ở độ tuổi này, nhưng chúng có thể ghi nhớ một số từ cơ bản như bố, mẹ... (Ảnh: BabySparks)
Trẻ trên 1 tuổi có thể hiểu các khái niệm cơ bản: Khi trẻ bước qua năm đầu đời, trí nhớ ngữ nghĩa của các em bắt đầu phát triển. Điều này giúp trẻ hiểu và ghi nhớ các khái niệm cơ bản người lớn đưa ra như ăn cơm, đi chơi, nhìn vào sự vật. Những ký ức được tạo ra vào thời điểm này sẽ phát triển mạnh mẽ và lưu lại trong thời gian dài. Nghiên cứu cho thấy trẻ 4-7 tuổi có thể nhớ lại một số sự kiện khi chúng mới 1 tuổi. Tuy nhiên, những ký ức này sẽ mờ dần khi trẻ lớn lên. (Ảnh: CNN)
4. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong khả năng ghi nhớ của trẻ 2-7 tuổi: Theo giáo sư tâm lý Carole Petersen tại Memorial University of Newfoundland (Canada), một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại của ký ức là những cảm xúc gắn liền với chúng. Khi trẻ ở độ tuổi từ 2-7, não bộ của các em bận rộn với việc tiếp nhận thông tin. Đây là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Ở độ tuổi này, trẻ tò mò về mọi thứ và luôn đặt câu hỏi. Khi đó, những thông tin trẻ xử lý đi kèm cảm xúc ở độ tuổi này có xu hướng tồn tại lâu hơn. (Ảnh: Kids Speaking Spanish School)
Trẻ trên 7 tuổi sử dụng các câu chuyện để cải thiện trí nhớ: Kể chuyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ. Những đứa trẻ dưới 7 tuổi chưa phát triển kỹ năng kể chuyện, trường thuật. Vì thế, các em khó lưu trữ những ký ức ở độ tuổi đó. Tuy nhiên, kỹ năng này sẽ phát triển khi khả năng sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt của trẻ được cải thiện. Do đó, các em có thể ghi nhớ nhiều thông tin hơn thông qua những câu chuyện của mình. Theo American Psychological Association, nhớ lại quá khứ dưới dạng câu chuyện sẽ giúp củng cố tính độc lập của trẻ. Nó cũng đóng vai trò lớn trong việc cho phép con người tự tin đối diện với thế giới xung quanh. Ngoài ra, những câu chuyện còn giúp chúng ta phát triển sự đồng cảm và khả năng thấu hiểu. (Ảnh: Yale News)