Tiểu đường (đái tháo đường) là một loại rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin.
Với tiểu đường loại 1, tuyến tụy của một người không sản xuất đủ insulin, nhưng ở loại 2, các tế bào trong cơ thể bắt đầu đề kháng với insulin. Vì vậy, cơ thể luôn cần một lượng insulin lớn hơn để giữ mức đường huyết nằm trong giới hạn bình thường.
Nhưng nếu bệnh nhân không kiểm soát lượng đường trong máu, điều này sẽ trở nên nguy hiểm và dẫn đến các vấn đề về cảm giác. Một ví dụ đó là bệnh thần kinh do tiểu đường. Đây là là một loại tổn thương về thần kinh có thể xảy ra nếu bạn mắc tiểu đường.
Các chuyên gia tại Phòng khám Mayo nói rằng, lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể. Đối với hầu hết bệnh nhân tiểu đường, tình trạng bệnh sẽ khiến các dây thần kinh ở bàn chân và cẳng chân bị hỏng.
Các chuyên gia cho biết, có 3 cảm giác chính ở bàn tay và bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh do tiểu đường.
Tê buốt, ngứa ran hoặc đau châm chích ở bàn chân là dấu hiệu của bệnh thần kinh do tiểu đường.
Các triệu chứng bao gồm tê hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân, cảm giác ngứa ran như bị kim châm hoặc đau nhức.
Cần lưu ý rằng, có 4 loại bệnh thần kinh khác nhau có nguyên nhân từ tiểu đường. Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh mà bạn đang mắc phải.
Các chuyên gia tại Mayo Clinic cho biết: "Thông thường, các triệu chứng phát triển dần dần. Bạn có thể không nhận thấy bất cứ điều gì bất thường cho đến khi các dây thần kinh bị tổn thương đáng kể".
Trong số đó, thần kinh ngoại biên là loại bệnh thần kinh phổ biến nhất của tiểu đường. Bệnh này thường sẽ ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân đầu tiên và thường dễ nhận thấy hơn vào ban đêm.
Các dấu hiệu chính của tình trạng này bao gồm: tê buốt hoặc mất cảm giác, thay đổi nhiệt độ, ngứa ran, chuột rút, nhạy cảm. Một số trường hợp có thể xảy ra các vấn đề nghiêm trọng về chân.
Bệnh lý thần kinh tự chủ cũng là một loại bệnh thường gặp, bởi bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể.
Những người bị bệnh này thường không nhận thức được rằng lượng đường trong máu thấp, do vậy họ cũng không cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi khi cơ thể có sự thay đổi. Các dấu hiệu khác bao gồm: đau hông và đau dạ dày nghiêm trọng, cơ đùi yếu và co rút, khó đứng lên khi đang ngồi.
Bệnh đơn dây thần kinh có hai dạng khác nhau là đau dây thần kinh sọ và thần kinh ngoại biên. Nếu bị mắc bệnh này, bạn có thể gặp các triệu chứng như hoa mắt, đau nhức sau một mắt kèm theo tê hoặc ngứa ran.
Theo cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh Quốc (NHS), điều quan trọng là không được nhầm lẫn giữa đường huyết cao với hạ đường huyết - khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp.
Kiểm soát lượng đường trong máu giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, cũng như phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Đôi khi, nó có thể ảnh hưởng đến những người không mắc bệnh tiểu đường, nhưng thường xảy ra ở những người bị đau tim hoặc đột quỵ trong thời gian gần đây.
Có nhiều triệu chứng cho thấy lượng đường trong máu tăng cao. Một trong số đó là khô miệng và thường xuyên khát nước. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, mờ mắt, giảm cân không chủ ý, đau bụng hoặc bị ốm.
Esther Walden, Cố vấn lâm sàng cấp cao tại Diabetes UK cho biết, nếu đang sống chung với bệnh tiểu đường loại 2, việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe hàng ngày, cũng như giảm nguy cơ mắc các biến chứng lâu dài nghiêm trọng như bệnh tim, giảm thị lực và đột quỵ.