Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

15 năm nữa, biển Bắc Cực sẽ không còn băng tuyết?

Vùng Bắc Cực có thể không còn băng tuyết trên biển từ năm 2035 và điều này gây xáo trộn lớn trên toàn thế giới, theo một nghiên cứu mới được công bố.

Nhiệt độ cao ở vùng Bắc Cực trong thời kỳ gian băng cuối cùng (giai đoạn ấm lên từ khoảng 127.000 năm trước) thu hút sự quan tâm của các nhà khoa hoc từ nhiều năm nay.

 Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí chuyên về biến đổi khí hậu “Nature Climat Change” (Anh), các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu về biến đổi khí hậu Met Office Hadley MOHC (Anh) so sánh các điều kiện trong giai đoạn gian băng cuối cùng với các điều kiện quan sát được hiện nay. Các phát hiện là rất quan trọng đối với việc cải thiện dự báo sự thay đổi băng đá trên biển trong tương lai.

 

Vào mùa xuân và đầu mùa hè, trên bề mặt lớp băng bao phủ biển Bắc Cực xuất hiện các vũng nước nông. Những “cái ao tan chảy” này giúp các nhà khoa học ước lượng, bao nhiều phần ánh sáng Mặt trời bị hấp thụ, bao nhiêu phần được phản xạ vào không gian. Mô hình khí hậu mới do MOHC phát triển là mô hình tiên tiến nhất nước Anh, thể hiện khí hậu Trái đất và là công cụ nghiên cứu sự thay đổi ở vùng Bắc Cực.

Các nhà khoa học đi đến kết luận là hoạt động tích cực của Mặt trời vào mùa xuân đã tạo ra nhiều “ao tan chảy” – những cái ao đóng vai trò quan trọng làm tan băng trên biển. Dựa trên mô hình khí hậu, các nhà khoa học thấy rằng vùng Bắc Cực có thể không còn băng tuyết trên biển từ năm 2035.

Hiện tượng nhiệt độ cao ở vùng Bắc Cực đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học từ hàng chục năm nay. Việc giải mã hiện tượng này là một thách thức về mặt khoa học và kỹ thuật. Lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy, bằng cách nào vùng Bắc Cực bị tan băng trong thời kỳ gian băng cuối cùng.

Sự tiến bộ trong xây dựng mô hình khí hậu cho thấy, chúng ta có thể tạo ra mô phỏng chính xác hơn về khí hậu sớm trên Trái đất, dẫn đến việc đưa ra các dự báo chính xác hơn về mô hình khí hậu tương lai” – tiến sĩ Maria Vittoria Guarino, tác giả chính công trình nghiên cứu, cho biết như vậy.

Chúng ta biết rằng, vùng Bắc Cực trải qua các thay đổi rõ nét trong quá trình Trái đất nóng lên. Biết được những sự kiện gì đã xảy ra trong chu kỳ nóng lên cuối cùng của Trái đất, chúng ta có thể hiểu rõ hơn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Viễn cảnh tan băng đến năm 2035 khiến chúng ta phải suy nghĩ đến việc tạo ra một thế giới ít phát thải càng nhanh càng tốt” - tiến sĩ Louise Sime, người tham gia vào công trình nghiên cứu, bổ sung.

Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại

Tin mới