Có một số hành vi rất bình thường nhưng nếu thực hiện ở một số quốc gia, bạn có thể bị phạt. Vì vậy, trước khi tới một xử sở xa lạ, bạn cần tìm hiểu kỹ về văn hóa, phong tục cũng như luật pháp ở đó.
Dưới đây là 11 hành vi bị coi là vi phạm ở một số quốc gia.
Bán đồ đã qua sử dụng
Nếu muốn bán đồ cũ ở Canada, bạn sẽ phải nghiên cứu cẩn thận một danh sách dài gồm các lệnh cấm và khuyến nghị. Chẳng hạn như với nệm đã qua sử dụng, bao gồm cả nệm bơm hơi và túi ngủ, cũng có những quy định đặc biệt. Chúng chỉ có thể được đưa vào quốc gia này khi có giấy chứng nhận rằng mặt hàng đã được làm sạch và khử trùng.
Quay phim về du hành thời gian
Vào tháng 4 năm 2011, lệnh cấm quay phim cũng như phát hành các bộ phim có chủ đề xuyên không - du hành thời gian bắt đầu có hiệu lực ở Trung Quốc. Các cơ quan quản lý đưa ra quyết định này dựa trên thực tế là các nhà văn quá thoải mái hư cấu khi viết về lịch sử, tự do xử lý các sự kiện và tính cách nhân vật lịch sử, điều này không nên được khuyến khích. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tuyên bố rằng những chương trình này thúc đẩy niềm tin vào “chế độ phong kiến, mê tín dị đoan, thuyết định mệnh và luân hồi”.
Dùng một số loại kem chống nắng
Hawaii đã đưa ra các lệnh cấm khác nhau liên quan đến hóa chất trong kem chống nắng. Oxybenzone và octinoxate bị cấm vào năm 2018 và avobenzone cùng octocrylene bị cấm vào năm 2021. Những hóa chất này được cho là một trong những yếu tố góp phần phá hủy các rạn san hô. Các sản phẩm có chứa dầu hỏa và titanium dioxide, chất có hại cho sinh vật biển và các sinh vật nói chung vẫn nằm trong danh sách không được khuyến khích sử dụng.
Chơi bóng bay có gậy nhựa
Gậy bóng bay bị cấm ở tất cả các nước EU bắt đầu từ tháng 7 năm 2021. Lệnh cấm này khá hợp lý vì thành phần của chúng không khác gì những món đồ nhựa nhỏ khác, dù có thể tái chế nhưng hiếm khi được cho vào thùng rác.
Nuôi chó
Năm 1984, thành phố Reykjavík, thủ đô của đất nước sinh ra giống chó chăn cừu Iceland, áp dụng quy định cấm nuôi chó. Ngay cả hiện nay, cư dân Reykjavík vẫn phải xin giấy phép đặc biệt của thành phố để có được một con chó. Hơn nữa, việc nuôi chó cần có sự đồng ý của ít nhất 2/3 số hàng xóm trong khu dân cư hoặc tòa nhà chung cư.
Lắp tay nắm cửa hình tròn
Bắt đầu từ tháng 3 năm 2014, ở Vancouver, Canada, việc lắp đặt tay nắm cửa tròn ở các cửa trước bị cấm. Luật này nhằm bảo vệ quyền của người lớn tuổi và người khuyết tật, vì họ có thể gặp khó khăn khi cầm và vặn loại tay nắm này. Thay vào đó, mọi người phải lắp đặt tay nắm cửa dạng thanh kim loại, mở bằng cách kéo xuống phía dưới.
Dùng viên nén cà phê nhựa
Các nhà chức trách ở thành phố Hamburg của Đức chỉ ra tác hại của viên nén cà phê đối với môi trường. Do đó, người dân chỉ được phép sử dụng những viên nén này với máy pha cà phê tại nhà của họ. Việc sử dụng viên nén cà phê đã bị cấm trong các cơ quan nhà nước kể từ năm 2016.
Sử dụng còi
Guatemala đã cấm sử dụng còi giống như loại còi của cảnh sát. Ngay cả việc huýt sáo, bạn cũng không nên làm khi đến đất nước này. Đây là cách chính phủ ngăn những kẻ giả danh cảnh sát, đại diện của cơ quan thực thi pháp luật.
Dùng mỹ phẩm chứa vi hạt
Các hạt nhựa siêu nhỏ có thể được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm, từ tẩy tế bào chết, sữa tắm đến kem đánh răng. Các hạt này được rửa sạch bằng nước và đi vào hệ thống nước thải. Từ đó, chúng đi vào sông, hồ và đại dương qua các bộ lọc do quá nhỏ. Sau đó, chúng đi vào cơ thể cá, rùa và hải âu cùng với thức ăn. Lệnh cấm dùng mỹ phẩm có hạt được áp dụng ở một số quốc gia bao gồm Canada, Anh, Ý và Thụy Điển.
Dùng bàn cạo râu
Bàn cạo râu bị cấm trên đảo Saint Lucia. Tuy nhiên, chỉ những mặt hàng được sản xuất tại Nhật Bản mới bị hạn chế. Lý do là vào đầu thế kỷ 20, virus bệnh than đã đến nhiều quốc gia trên những chiếc bàn cạo râu làm từ lông lửng được sản xuất tại Nhật Bản. Gần một thế kỷ trôi qua, các nhà chức trách của Saint Lucia vẫn không xem xét lại quyết định của họ.
Dùng hộp đựng thực phẩm bằng nhựa
Từ năm 2021, Chính phủ Australia cấm bán thức ăn mang đi đựng trong hộp nhựa làm từ polystyrene nhằm bảo vệ hệ sinh thái. Các nhà lập pháp Australia cảnh báo rằng đây mới chỉ là bước đầu tiên và họ sẽ sớm mở rộng phạm vi lệnh cấm, bao gồm cốc dùng một lần có nắp đậy, túi nhựa và tăm bông có thân bằng nhựa.
Nhai kẹo cao su
Việc nhai kẹo cao su đã bị cấm ở Singapore từ năm 1992 nhằm giữ vệ sinh đường phố. Tuy nhiên, vào năm 2004, luật đã có một số sửa đổi: Kẹo cao su không đường với một hàm lượng nhất định xylitol và canxi lactate, cũng như một số loại khác, được công nhận là sản phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng có thể được mua ở các hiệu thuốc hoặc đơn vị nha khoa có giấy phép đặc biệt.