Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2019

Giá nhà tăng cao chót vót khiến Hong Kong tiếp tục dẫn đầu danh sách thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

 Vừa qua, hãng nghiên cứu Mercer Human Resource Consulting (Anh) đã công bố báo cáo Chi phí sinh hoạt (Cost of Living) 2019 của 209 thành phố trên thế giới. Kết quả khảo sát dựa trên đánh giá về chi phí hơn 200 loại hàng hóa, dịch vụ phổ biến, như nhà ở, giao thông, thức ăn...

Theo đó, Hong Kong lần thứ 2 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng. Nhu cầu cao và nguồn cung thiếu hụt về bất động sản đã đẩy giá nhà tại Hong Kong lên cao chót vót. Thêm nữa, việc đôla Hong Kong neo vào USD cũng khiến chi phí sinh hoạt tại đây tăng lên.

 Hong Kong tiếp tục là thành phố đắt nhất thế giới. Ảnh: Getty Image. 

Nhờ thị trường bất động sản tăng giá, các thành phố châu Á chiếm phần lớn trong top 10. Tokyo giữ vị trí thứ 2, theo sau là Singapore (3), Seoul (4), Thượng Hải (6), Ashgabat (7), Bắc Kinh (8) và Thâm Quyến (10). Hầu hết đều tăng bậc so với năm ngoái.

Vị trí số 5 thuộc về thành phố Zurich (Thụy Sĩ). Vị trí thứ 9 thuộc về New York (Mỹ), tăng 4 bậc so với năm ngoái.

Một bữa ăn nhanh Big Mac từ McDonald’s tại Zurich đắt nhất thế giới, với gần 15 USD. Hong Kong là nơi đắt đỏ nhất khi mua xăng hoặc một cốc cà phê. Còn người London phải trả giá cao nhất cho một vé xem phim.

Báo cáo cũng phân tích chi phí sinh hoạt đã thay đổi như thế nào trong những năm gần đây.

Kết quả khảo sát 8 trong số 17 thành phố của Trung Quốc cho thấy, giá của một nhãn hiệu bia quốc tế đã tăng từ năm 2014 đến 2019. Một đêm đi chơi ở Trung Quốc - bao gồm hai vé xem phim, hai bữa tối bít tết và hai tách cà phê - đã tăng từ 136 USD (2009) lên 163 USD (2019).

Trong khi đó, tại Mexico City, chi phí cho một đêm đi chơi đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ. 90 USD là chi phí cho mỗi đêm hẹn hò tại thủ đô Mexico.

Ở những nơi khác, Dubai được mệnh danh là thành phố đắt đỏ thứ 21 trên thế giới, trong khi London được xếp ở vị trí thứ 23. Mumbai là thành phố đắt đỏ nhất Ấn Độ, trong khi Sydney chiếm vị trí hàng đầu của Úc.

Nửa cuối danh sách là các thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới, gồm thủ đô Tunisia - Tunis (209), Tashkent (208) ở Uzbekistan và Karachi (207) của Pakistan.

Việt Nam có 2 thành phố được đánh giá, là Hà Nội và TP HCM. Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 112 về mức độ đắt đỏ, tăng 25 bậc so với năm ngoái. Chi phí sinh hoạt tại TP HCM tăng 4 bậc, lên vị trí 120.

Bằng Lăng

Tin mới