Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao thi công Quốc lộ 19 qua tỉnh Bình Định ì ạch kéo dài?

(VTC News) -

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn qua Bình Định thi công kéo dài do công tác phối hợp giữa các bên liên quan chưa tốt.

Video: Hiện trạng thi công quốc lộ 19 đoạn qua thôn Tả Giang 2, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Bình Định.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 nối Gia Lai - Bình Định (giai đoạn 2) thuộc Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, có chiều dài hơn 143 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định. Điểm đầu dự án tại Km 50+00, QL19 thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định , điểm cuối tại Km 241+00, QL19 thuộc huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

Tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD (hơn 3.600 tỷ đồng), thời gian thi công từ tháng 8/2021, dự kiến hoàn thành tháng 6/2023. Tuy nhiên, trước nhiều vướng mắc, khó khăn khi triển khai, mới đây dự án này đã được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư kéo dài thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2024. 

Điểm đầu dự án tại Km 50+00, QL19 thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định dài 17 km với 1.374 trường hợp bị ảnh hưởng, diện tích đất thu hồi 42.532 m2. Hiện nhiều vị trí vẫn vướng ở khâu mặt bằng. Một số hộ dân chưa thống nhất phương án làm đường gom, một số chưa đồng thuận phương án đền bù. 

Trong đó, vị trí đoạn qua thôn Tả Giang 2, xã Tây Giang, các hộ dân chưa đồng thuận vì cho rằng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thoả đáng. 

Dự án kéo dài đồng nghĩa người dân phải sống chung với tiếng xe chạy gầm rú hằng ngày, khói bụi, mưa lũ tràn từ đường vào nhà. Các hộ dân phải làm cầu gỗ để di chuyển lên xuống từ nhà ra mặt đường.

Theo ghi nhận của phóng viên từ năm 2023 đến nay, có 3 vụ người dân gặp tai nạn khi di chuyển lên xuống nhà-đường, trong đó có người gãy chân, có người gãy xương sườn.

Ngoài ra, tại khu vực cầu Ba La khi làm cầu tạm, nhà thầu chỉ làm một làn đường, trong khi đó, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên QL19 rất lớn, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao thông, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tháng 10/2023, chính quyền huyện Tây Sơn và Ban quản lý Dự án 2 (chủ đầu tư) đã trưng cầu ý kiến người dân kèm theo lời hứa thống nhất đẩy nhanh việc kiểm tra, ghi nhận hiện trạng nhà ở, công trình của người dân dọc theo hai bên tuyến QL19 để có cơ sở xem xét và có phương án bồi thường thiệt hại trước khi thi công lại, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân đúng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có một phương án cụ thể nào được đưa ra để giải quyết những khó khăn, bức xúc của người dân.

Hiện, UBND huyện Tây Sơn đã bàn giao mặt bằng toàn tuyến chính cho chủ đầu tư. Đối với hệ thống điện, huyện Tây Sơn đã bàn giao 89/92 vị trí móng trụ, còn 3 trụ nằm trên và dưới cầu Ba La do hộ dân chưa thống nhất giá trị bồi thường nên còn vướng mắc. 

Lãnh đạo UBND huyện Tây Sơn khẳng định 2 nguyên nhân chính từ phía chủ đầu tư khiến chính quyền địa phương không thể thực hiện đồng bộ. Việc nâng nền quá cao so với nhà dân gây khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng và các đơn vị thi công thiếu sự phối hợp, thậm chí không cung cấp cho huyện Tây Sơn các kế hoạch thi công.

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, UBND huyện Tây Sơn thiếu quyết đoán trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và đề nghị Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 khẩn trương khắc phục các tồn tại. Ngoài ra, các sở ban ngành phải làm kiểm kê, phê duyệt phương án, công bố giá cho dân và chi trả tiền cho dân toàn bộ trước Tết Giáp Thìn 2024.

Sáng 11/01, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm dẫn đầu đoàn công tác Bộ GTVT tới kiểm tra Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, đoạn qua tỉnh Bình Định.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm kiểm tra thực tế tại Dự án QL19 kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên - Bình Định. 

Qua kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm khẳng định, giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công chưa phối hợp với chính quyền địa phương một cách đồng bộ trong triển khai thực hiện dự án nên mới kéo dài đến giờ này. 

Tôi thấy có sự phối hợp không tốt. Trong quá trình thi công, đã có phương án, nếu thi công phát sinh gì thì báo cho chính quyền địa phương để có sự phối hợp. Lực lượng ở đây phải xem lại có đáp ứng được không?”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm nhận xét.

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm khẳng định thêm, đối với chính sách đền bù để thực hiện dự án như thế nào, đó là thẩm quyền của địa phương, tiền dự án vẫn có nhưng địa phương quyết định thì dự án chi trả. Nguyên tắc là làm sao để người dân bị ảnh hưởng được tốt hơn trước hoặc bằng.

Nguyễn Gia

Tin mới